Đi xe khách bị tai nạn chủ xe có phải bồi thường?

Chủ đề   RSS   
  • #558859 28/09/2020

    ThienAnhHoa

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/09/2020
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 30 lần


    Đi xe khách bị tai nạn chủ xe có phải bồi thường?

    Đi xe khách bị tai nạn chủ xe có phải bồi thường? - Ảnh minh họa

    Đi xe khách bị tai nạn chủ xe có phải bồi thường? - Ảnh minh họa

    Tai nạn giao thông là một hiện trạng quá phổ biến trong xã hội ngày nay không những để lại mất mát về vật chất mà còn để lại những ảnh hưởng sâu sắc về mặt tinh thần cho gia đình nạn nhân và ám ảnh dai dẳng đối với mỗi người trong xã hội.

    Sự đùn đẩy trách nhiệm trong trách nhiệm bồi thường thuộc về ai

    Nhu cầu di chuyển đi lại của người dân ngày càng cao dẫn đến tình hình giao thông ở nước ta ngày càng trở nên phức tạp, số vụ tai nạn thương tâm tăng dần qua từng năm. Một tồn tại dễ nhận thấy là trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đặc biệt vận tải hành khách là chưa cao. Sự thoái thác, trốn tránh trong việc bồi thường tổn thất cho gia đình nạn nhân vì lợi ích kinh tế là điều phổ biển. Bên cạnh đó, luật pháp cũng chưa có những quy định chặt chẽ để giải quyết vấn đề. Chủ phương tiện đổ lỗi cho bên thứ 3 để không phải bồi thường đầy đủ cho nạn nhân. Về vấn đề này căn cứ những quy định có sẵn xin nếu ra một số ý kiến như dưới đây (Chỉ xét về mặt hành khách hoàn toàn không có lỗi)

    Căn cứ xác định hình thành “Hợp đồng vận chuyển” giữa các bên

    Căn cứ Điều 552 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Hợp đồng vận chuyển hành khách, như sau:

    Hợp đồng vận chuyển hành khách là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển.

    Theo đó "vé" là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách giữa các bên dựa trên Điều 523 bộ luật này về Hình thức hợp đồng vận chuyển hành khách

    Ngoài ra, trong bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định cụ thể rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng này, cụ thể:

    Tại Điều 524 về Nghĩa vụ của bên vận chuyển có quy định bên vận chuyển phải:

    - Chuyên chở hành khách từ địa điểm xuất phát đến đúng địa điểm, đến đúng giờ, bằng phương tiện đã thỏa thuận một cách an toàn, theo lộ trình; bảo đảm đủ chỗ cho hành khách và không chuyên chở vượt quá trọng tải.

    - Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách theo quy định của pháp luật.

    - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có tai nạn xảy ra

    Căn cứ Điều 528 về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015:

    - Trường hợp tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách bị thiệt hại thì bên vận chuyển phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

    -  Bên vận chuyển không phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của hành khách, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    ===>> Theo quy định trên thì nếu hành khách hoàn toàn không có lỗi thì bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại. Ở đây, luật không đề cập đến vấn đề tai nạn xảy ra là do lỗi bên nhà xe hay do một bên thứ ba gây tại nạn. Luật chỉ quy định khi xác lập hợp đồng vận chuyển hành khách thì đây chính là trách nhiệm bồi thường của phía nhà xe.

    Hơn nữa

    Theo khoản 1, điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định: Các nguồn nguy hiểm bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, chất nổ, chất phóng xạ, chất cháy, thú dữ, vũ khí, chất độc cùng các nguồn nguy hiểm cao độ khác được quy định.

    Vậy theo đúng như điều luật đã quy định, xe ô tô là một dạng nguồn nguy hiểm cao độ.

    Tiếp tục, ta chiếu theo điều 601 Bộ luật Dân sự 2015: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nếu chủ sở hữu giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

    Bên cạnh đó tại khoản 3 Điều 601 Bộ luật dân sựu 2015 cũng quy định:

    Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

    - Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

    - Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Do đó hoàn toàn có căn cứ cho rằng chủ xe phải bồi thường cho hành khách nếu xảy ra tai nạn mà hành khách bị thiệt mạng. Dù bên thứ ba có lỗi đã bồi thường cho phía nạn nhân hay chưa.

    Chi tiết mức bồi thường thiệt hại xem Tại đây.

    === >>> Căn cứ vào thực tế tổn thất của người bị tai nạn mất mà xác định mức bồi thường tránh trường hợp bồi thường quá ít không thể bù đắp tổn thất về vật chất và cả tinh thần của nạn nhân và gia đình nạn nhân.

    Cập nhật bởi ThienAnhHoa ngày 28/09/2020 05:34:38 CH
     
    2312 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ThienAnhHoa vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/09/2020) hoamattroi9297 (28/09/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận