“Di chúc miệng”: bất cập và khuyến nghị hoàn thiện

Chủ đề   RSS   
  • #525656 15/08/2019

    “Di chúc miệng”: bất cập và khuyến nghị hoàn thiện

    Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, để thể hiện ý chí nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết, mỗi cá nhân có thể lập di chúc theo hai hình thức là lập thành văn bản hoặc di chúc miệng trong trường hợp không thể lập được di chúc thành văn bản.

    Mỗi hình thức của di chúc đều phải thỏa mãn những điều kiện nhất định mới được xem là hợp pháp. Trong đó, theo quy định tại Khoản 5 Điều 630 Bộ Luật dân sự 2015, di chúc miệng chỉ được xem là hợp pháp nếu đáp ứng những điều kiện về hình thức sau đây:

    Thứ nhất, người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng;

    Thứ hai, ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ;

    Thứ ba, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

    Theo quan điểm người viết, việc quy định di chúc miệng phải thỏa mãn điều kiện thứ hai và thứ ba nói trên trong mọi trường hợp sẽ gây khó khăn, hoặc thậm chí không thể thực hiện được việc di chúc miệng trên thực tế trong một số tình huống.

    Bởi lẽ, người lập di chúc miệng là những người đang ở trong tình trạng tính mạng bị cái chết đe dọa, có thể là bệnh nặng sắp chết hay gặp hoạn nạn,…ở những địa điểm mà người làm chứng không có đủ điều kiện để ghi chép, ký tên hoặc điểm chỉ ngay lập tức và tiến hành thực hiện việc công chứng, chứng thực di chúc trong thời hạn 05 ngày làm việc. Chẳng hạn, trong trường hợp sau đây:

    A, B và C cùng đi thám hiểm trong một khu rừng và bị lạc đường. Vì tình trạng sức khỏe của A không thể chịu đựng được nhiệt độ lạnh trong rừng vào ban đêm, khi cảm thấy mình sắp kiệt sức và không còn giữ được tính mạng, A nói với B, C lời trăn trối của mình và lời trăn trối đó có thể hiện ý chí của A về việc chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

    B, C đã chứng kiến và nghe được toàn bộ ý chí đó của A, tuy nhiên vì đang lạc trong rừng sâu, B và C không thể tìm được công cụ để ghi chép lại. Đồng thời, nếu B và C không được cứu thoát trở về trong 05 ngày thì cũng không thực hiện được việc công chứng hoặc chứng thực di chúc nếu có điều kiện ghi chép lại và ký tên hoặc điểm chỉ.

    Như vậy, căn cứ theo quy định về hình thức di chúc miệng như trên, di chúc miệng của A không đảm bảo về mặt hình thức và sẽ không có giá trị pháp lý dù cho có thỏa mãn tất cả các điều kiện còn lại như năng lực hành vi, nội dung di chúc theo quy định.

    Điều này gây ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền định đoạt tài sản của cá nhân, là một quyền quan trọng của chủ sở hữu tài sản. Do đó, theo quan điểm người viết, pháp luật cần quy định thời điểm bắt đầu tính thời hạn mà những người làm chứng có thể ghi chép lại, ký tên hoặc điểm chỉ và công chức hoặc chứng thực di chúc trong những trường hợp đặc biệt, không đủ điều kiện để thực hiện theo đúng thời hạn thông thường là kể từ thời điểm những người làm chứng có đủ điều kiện thực hiện.

    Đồng thời, những người làm chứng phải chứng minh được họ rơi vào tình trạng không có đủ điều kiện thực hiện hai điều kiện trên đảm bảo theo thời hạn quy định thông thường. Điều này góp phần nâng cao mức độ đảm bảo quyền định đoạt tài sản cũng như quyền sở hữu tài sản hợp pháp của cá nhân và nguyên tắc ưu tiên thực hiện thừa kế theo di chúc trong pháp luật về thừa kế.

     
    14259 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #527228   31/08/2019

    An_Pisces
    An_Pisces
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (221)
    Số điểm: 2966
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 73 lần


    Di chúc bằng miệng là cách nhanh nhất để người để lại di sản thể hiện được nguyện vọng, ý chí định đoạt tài sản của mình. Tuy nhiên, việc định đoạt đó phải có người làm chứng, sau đó phải được lập thành văn bản và công chứng thì nó mới có hiệu lực về pháp luật. Với trường hợp bạn đưa ra về tình huống đi lạc vào trong rừng, thì có hai ông bạn B và C làm chứng cho lời trăng trối của ông A, nhưng nếu ông B và C cũng không thoát khỏi khu rừng đó để truyền lại di chúc của ông A, hoặc giả sử ông B và C vì lợi ích cá nhân mà thay đổi di chúc của ông A thì việc xác định tính hiệu lực của di chúc lúc này thật sự rất quan trọng
     
    Báo quản trị |  
  • #527356   01/09/2019

    Cảm ơn những thông tin bổ ích mà bạn đã chia sẻ. Trong thực tế cuộc sống người ta thường để lại di chúc miệng hơn là viết di chúc, mình thấy quy định của pháp luật cũng khá bất cập khi di chúc miệng chỉ được xem là di chúc khi nó là lời nói miệng thể hiện ý chí cuối cùng trước khi chết; trong trường hợp trước đó người chết có hứa hẹn là khi chểt để lại di sản cho người này thì cũng không được xem là di chúc hợp pháp. Mình thấy quy định này khá bất cập và cần hoàn thiện.

     
    Báo quản trị |  
  • #529712   30/09/2019

    Nếu theo hoàn cảnh bạn đưa ra, trong tình huống nguy cấp có lẽ di chúc miệng của A cũng chưa chắc là A suy nghĩ chín chắn trước khi nói cho hai người bạn của mình. Hơn nữa vì đặc thù là di chúc miệng, tính xác thực không cao nếu không đạp ứng đủ điều kiện của pháp luật dễ dẫn đến tranh chấp về tài sản. Còn nếu nếu A không truyền đạt được di nguyện của mình về tài sản thì di sản sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất và tiếp tục cũng không có gì là quá đáng với người đã khuất.

     
    Báo quản trị |  
  • #529727   30/09/2019

    Cám ơn bài viết hữu ích của bạn nhé! Theo mình di chúc miệng độ tin cậy và chính xác chắc chắn không cao, với lại người đó đang trong cơn nguy kịch tinh thần không tỉnh táo thì rất dễ dẫn đến bị lợi dụng hay bị uy hiếp đe dọa, và nhiều người có ý xấu thì sẽ tìm cách để chiếm đoạt tài sản trái pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #555447   23/08/2020

    Di chúc miệng theo mình thấy là rất khó để có thể xác minh được độ chính xác, do nó hoàn toàn phi vật thể. Đến khi có tranh chấp hay cần xác minh lại thì không còn có thể tìm lại hoàn toàn độ chính xác và ý muốn của người lập di chúc bằng miệng. Di chúc bằng miệng theo mình thì cần có những bằng chứng như băng ghi âm và người làm chứng theo qui định của pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #555562   24/08/2020

    Caothikimdung1001
    Caothikimdung1001
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2020
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 1625
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Cảm ơn bạn vì bài viết rất hay, nêu lên được vấn đề thực tế rằng lập di chúc miệng rất nhiều trường hợp rơi vào tình huống hoảng loạn, khó khăn cho việc xác nhận theo thủ tục luật định.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #555578   24/08/2020

    TranThao0902
    TranThao0902
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2020
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1665
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Cảm ơn chia sẻ rất hữu ích của bạn về di chúc miệng. Việc xác định di chúc miệng trên thực tế là khó khăn, ví dụ như TH  2 người làm chứng thông đồng với nhau, làm sai lệch nội dung, ý chí của người để lại di chúc cũng không có cơ chế để xác thực.

     
    Báo quản trị |  
  • #555642   25/08/2020

    quachlinh197
    quachlinh197
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2020
    Tổng số bài viết (259)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 26 lần


    Di chúc bằng miệng cũng hình thức di chúc được pháp luật công nhận. Di chúc bằng miệng có ý nghĩa quan trọng trong các trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên nó cũng có nhiều bất cập về độ chính xác của loại di chúc này khi rất khó xác định được những người làm chứng có trung thực không?

     
    Báo quản trị |  
  • #555868   27/08/2020

    Thực tiễn cho thấy, đối với văn bản trước đây, không hiếm di chúc miệng được Tòa án chấp nhận. Tuy nhiên, với pháp luật hiện hành, chúng tôi chưa gặp trường hợp nào di chúc miệng được chấp nhận vì thủ tục lập di chúc miệng và điều kiện để di chúc hợp pháp là quá khắt khe và chưa rõ ràng.

    Trong các bước lập di chúc miệng (tức điều kiện để di chúc hợp pháp), chúng ta cần xem xét lại điều kiện theo đó “ngay sau đó” những người làm chứng phải ghi chép lại ý chí của người quá cố, cùng ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản thể hiện nội dung ý chí của người quá cố.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #556575   31/08/2020

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13688
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Pháp luật hiện hành có quy định về di chúc miệng, nếu đáp ứng các điều kiện được liệt kê, nêu tại Bộ Luật dân sự 2015 thì vẫn có giá trị pháp lý và được sử dụng khi phát sinh phân chia di sản thừa kế. Tuy nhiên, vì là bằng lời nói nên việc đảm bảo các yếu tố để pháp luật bảo vệ rất rắc rối, rất dễ bị tuyên vô hiệu. Do đó, để đảm bảo quyền lợi thì nên lập di chúc bằng văn bản có công chứng của tổ chức công chứng.

     
    Báo quản trị |  
  • #557327   06/09/2020

    Caothikimdung1001
    Caothikimdung1001
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2020
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 1625
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Trong thực tế hiện nay thì di chúc miệng cũng có nhiều bất cập, bởi di chúc miệng phụ thuộc vào hai người làm chứng. Trong trường hợp hai người làm chứng vì vụ lợi mà không ghi chép đúng nội dung của di chúc thì cũng không có căn cứ để xác minh vấn đề này.  Do đó, trong trường hợp mà người  để lại di chúc không thể lập thành văn bản, phải làm di chúc miệng thì ngoài hai ngừoi làm chứng cần có thêm đọan ghi âm hoặc ghi hình đối với nội dung di chúc, như vậy mới nhằm đảm bảo được tính khách quan, chính xác cho những người  nhận thừa kế.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #583652   30/04/2022

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1195)
    Số điểm: 8720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Đồng ý mặc dù quy định vậy nhưng ở những địa điểm mà người làm chứng không có đủ điều kiện để ghi chép, ký tên hoặc điểm chỉ ngay lập tức và tiến hành thực hiện việc công chứng, chứng thực di chúc trong thời hạn 05 ngày làm việc. Việc này cần xác định cụ thể thực tế như thế nào để đem đến hướng giải quyết tốt nhất.

     
    Báo quản trị |  
  • #586446   28/06/2022

    “Di chúc miệng”: bất cập và khuyến nghị hoàn thiện

    Cảm ơn thông tin hữu ích của bạn. Vấn đề này mình thấy luật khá là hợp lý. Nhưng mình chỉ thắc mắc 1 chỗ, nếu cả hai người làm chứng thông đồng với nhau để thay đổi di nguyện của người kia thì làm sao để biết được nhỉ?

     
    Báo quản trị |  
  • #599467   28/02/2023

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1195)
    Số điểm: 8720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    “Di chúc miệng”: bất cập và khuyến nghị hoàn thiện

    Hiện nay, đất đai nhà cưa tăng giá, tranh chấp diễn ra thường xuyên kể cả vùng nông thôn hay thành thị, ngày xưa đặc biệt ở nông thôn khi người mất thì di sản mặc định tự chia theo truyền thông không để lại di chúc, cũng không chia theo pháp luật, như con út thì con út hưởng con út càng phải có trách nhiệm hơn trong lúc người có di sản sống, ít tranh chấp. Còn bây giờ, khuyến khích nên để lại di chúc, mà phải bằng văn bản cho tránh những rủi ro không cần thiết.

     

     
    Báo quản trị |