Di chúc có hợp pháp không?

Chủ đề   RSS   
  • #476014 26/11/2017

    Minhnhat12312345

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Di chúc có hợp pháp không?

    Xin chào văn phòng luật sư ạ. Mình muốn hỏi một vấn đề rằng là ông bà nội mình có đẻ được 2 người con là bố mình và chú mình. Ngày xưa chú đi làm xa nên mình và bố mẹ ở vs ông bà chăm sóc ông bà. Năm mình 5t ko may bố mình mất nhà nội ko nuôi mình nên mình phải chuyển ra ngoài sống với mẹ và chú mình về ở với ông từ ngày đấy đến bây giờ. Vừa qua ông mình mất sau ngày mất chú mình có đem một tờ giấy ra bảo là di chúc do ông để lại cho chú tất cả nhà cửa đất đai và muốn mình ký tên sang tên đất cho chú. Mình không đồng ý vì thấy chưa hợp lý do khi ông mình viết di chúc ko có mặt mình, di chúc ko có người làm chứng nên mình kb di chúc có phải ông tự nguyên viết trong lúc tỉnh táo không( ông mk gần 90t tay run ko cầm được bút, có lúc không tỉnh táo) và di chúc ko có chứng nhận của chính quyền xã chỉ có côg chưng của phòng công chứng gì đó nên mình chưa đồng ý. Vậy mình muốn hỏi bố mình mất rồi và mình là con duy nhất thì mình có quyền đòi quyền lợi gì nữa không( tên mình vẫn có trong hộ khẩu từ ngày bố mất và chú bảo cần mình ký giấy xác nhận sang tên) . Mong nhận được sự tư vấn từ văn phòng ạ

     
    4113 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #476549   30/11/2017

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Theo thông tin bạn cung cấp, tôi trả lời bạn như sau:

    Ông bạn vừa mới mất tuy có để lại di chúc nhưng theo lời bạn kể thì không có người làm chứng, không biết ông bạn lúc viết di chúc có tỉnh táo hay không nhưng có một chi tiết là di chúc đã có công chứng của phòng công chứng.

                Căn cứ  theo Điều 628 Bộ luật dân sự 2015 Di chúc bằng văn bản:

    “Di chúc bằng văn bản bao gồm:

    1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.

    2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

    3. Di chúc bằng văn bản có công chứng.

    4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.”

    Căn cứ theo Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 Di chúc hợp pháp:

    “1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

    b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

    2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

    3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

    4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

    5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”

    Như vậy có thể nói nếu theo những gì bạn đề cập là di chúc của ông tuy không có người làm chứng nhưng đã được công chứng thì di chúc của ông bạn để lại tài sản cho chú bạn là có thể nói bạn di chúc được cho là hợp pháp và có giá trị pháp lý. Trừ trường hợp bạn chứng minh được rằng di chúc này được lập ra khi ông bạn không minh mẫn, bị ép buộc, lừa dối hoặc như bạn đề cập là tay run không cầm được bút thì theo Khoản 3 Điều 630 bộ luật dân sự 2015 thì di chúc cần có người làm chứng và được công chứng, chứng thực.

    Trong trường hợp bạn có nghi ngờ về việc bản di chúc này có yếu tố bị ép buộc, lừa dối hoặc được lập một cách không hợp pháp thì bạn có thể khởi kiện ra tòa để yêu cần tuyên bố di chúc vô hiệu. Trong trường hợp bản di chúc trên vô hiệu thì phần di sản của ông bạn sẽ được chia như như trường hợp không có di chúc (Thừa kế theo pháp luật), bao gồm :

    -          1 Phần của bà nội của bạn.;

    -          1 Phần của chú của bạn;

    -          1 Phần của bạn (Theo thông tin bạn đưa ra là bố bạn đã mất và bạn là con duy nhất của bố bạn).

    Nếu như bạn chứng minh được rằng di chúc mà bạn đề cập ở trên là do chú bạn giả mạo, sửa chữa di chúc hoặc có hành vi lừa dối, cưỡng ép ông của bạn trong việc lập di chúc thì căn cứ theo Điểm d Khoản 1 Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 thì chú của bạn sẽ mất quyền được hưởng di sản của ông bạn.

    Để biết thêm chi tiết trong trường hợp bản di chúc bị tuyên vô hiệu, bạn có thể tham khảo thêm về hàng thừa kế và thừa kế kế vị trong bộ luật dân sự 2015.

    Trân trọng.

    CÔNG TY LUẬT CILAW

    Giám đốc: Luật sư Nguyễn Thị Hướng

    Mobile: + 84 974 461 998 - + 84 869 008 039

    Email: huongnt.law@gmail.com

    Website: http://cilaw.vn/

    Lầu 2 C5 số 11B Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến Nghé, quận 1, HCM

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT CILAW

Giám đốc: Luật sư Nguyễn Thị Hướng

Mobile: + 84 974 461 998 - + 84 869 008 039

Email: huongnt.law@gmail.com

Website: http://cilaw.vn/

Lầu 2 C5 số 11B Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến Nghé, quận 1, HCM