Đèn pha - nỗi khó chịu của người tham gia giao thông

Chủ đề   RSS   
  • #492534 25/05/2018

    Angel2607

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Đèn pha - nỗi khó chịu của người tham gia giao thông

    Hiện nay, điều gây khá khó chịu đối với những người khi tham giao thông vào ban đêm là việc rất nhiều người sử dụng đèn pha khi di chuyển trong khu vực đô thị hoặc đông dân cư, gây ảnh hưởng không chỉ đến người đi đối diện mà kể cả những phương tiện trước đó do ảnh hưởng của đèn pha lên gương chiếu hậu của họ. Cá nhân mình cũng đã gặp vài tình huống oái ăm như thề và bài viết này ngoài việc đề cập những quy định của pháp luật về đèn chiếu xa (đèn pha) còn bổ sung thêm các thông tin về chế độ đèn để ta dễ phân biệt.  

    Đầu tiên hãy tìm hiểu về chế độ đèn của phương tiện luu thông, hệ thống đèn chiếu sáng gồm đèn pha và đèn cốt, trong đó:

    Đèn pha (far) là đèn chiếu xa có cường độ ánh sáng mạnh, chiếu xa hơn và tầm nhìn cao hơn, giúp người điều khiển xe thấy được chướng ngại và các biển báo từ xa. Chế độ đèn này sử dụng khi đi đường trường, cao tốc, nhưng nhiều người do không hiểu biết hoặc do cố tình muốn gây chú ý nên đã sử dụng sai trong nội thành gây lóa mắt, mất tầm nhìn cho các xe đi ngược chiều, dẫn đến nguy hiểm.

    Lưu ý nhỏ: Nháy đèn pha theo kiểu tắt mở là cách nhắc nhở xe đi ngược chiều hạ đèn pha, đây là một thuật ngữ còn khá mới nên nếu để ý kĩ có thể phát hiện chính phương tiện lưu thông của mình đang bật sai chế độ đèn từ các xe đi chiều ngược lại.

    Đèn cốt (cos) là đèn chiếu gần, góc chiếu thấp giúp người lái xe quan sát được tình trạng mặt đường trong phạm vi gần (tránh ổ gà, gạch đá…), sử dụng khi lái xe tốc độ chậm, trong nội thành, khu dân cư. Độ sáng và khoảng chiếu sáng của loại đèn này được tính toán kỹ để không gây ảnh hưởng cho xe đi trước hoặc đối diện. Một số nước bắt buộc phải bật đèn xe ngay cả vào ban ngày, chính là để ở chế độ đèn cốt này. Vấn đề này được quy định cụ thể tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP: Quy định cụ thể thời gian phải bật đèn xe:

    Bắt buộc người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô; mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy; máy kéo, xe máy chuyên dùng “Sử dụng đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn”. Nếu người điều khiển vi phạm quy định nêu trên sẽ bị xử phạt theo mức sau đây:

    + Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: 600.000 - 800.000 đồng (Điểm g Khoản 3 Điều 5 Nghị định 46)

    + Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy: 80.000 - 100.000 đồng (Điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 46).

    + Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng: 200.000 - 400.000 đồng (Điểm e Khoản 3 Điều 7 Nghị định 46).

    Kết: sau bài viết này mình mong rằng những người tham gia giao thông ý thức hơn trong việc sử dụng đèn xe, vì việc bật đèn pha có thể gây hại cho cả chính bản thân mình và nó không khác gì việc sử dụng con dao hai lưỡi vậy. Do đó hãy cẩn trọng vì đôi khi những vấn đề nhỏ như thế này cũng đủ để khiến các tai nạn giao thông xảy ra và tất nhiên, hậu quả của nó không ai muốn cả.

     
    2216 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Angel2607 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (25/05/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #492554   25/05/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14971)
    Số điểm: 100050
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Bài viết của bạn khá hay. Chỉ có 1 chỗ có vẻ chưa hợp lý.

    Đèn pha là mượn từ tiếng Pháp "phares" chứ không phải từ tiếng Anh "far", còn đèn cốt là mượn từ "codes" chứ không phải "cos".

     
    Báo quản trị |