Đến 15/6, rút giấy phép cơ sở mua bán vàng không xuất hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế

Chủ đề   RSS   
  • #611624 17/05/2024

    btrannguyen
    Top 200
    Lớp 6

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (463)
    Số điểm: 7808
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 142 lần


    Đến 15/6, rút giấy phép cơ sở mua bán vàng không xuất hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế

    Chiều ngày 16/5/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá. Một trong những chỉ đạo của Thủ tướng tại cuộc họp là đến ngày 15/6, đơn vị nào không thực hiện hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng sẽ bị rút giấy phép.

    Đến 15/6, rút giấy phép cơ sở mua bán vàng không xuất hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế

    Trong chỉ đạo về thị trường vàng, Thủ tướng nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp thu hẹp chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và quốc tế, trong đó có giải pháp truyền thông phù hợp, tăng cường thanh tra, giám sát, xử lý nghiêm các sai phạm; các ngân hàng thương mại đồng hành cùng với Ngân hàng Nhà nước về vấn đề này; kiên quyết thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong hoạt động kinh doanh, mua, bán vàng, đến ngày 15/6 tới, đơn vị nào không thực hiện hoá đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng thì rút giấy phép; tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, đánh giá, tổng kết việc thực hiện Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

    Trước đó, tại Thông báo 160/TB-VPCP năm 2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có kết luận về việc xuất hoá đơn điện tử của cơ sở mua bán vàng:

    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác giám sát, quản lý, điều hành thị trường vàng, nhất là việc cương quyết phải có hóa đơn điện tử trong việc thực hiện các giao dịch mua, bán vàng để nâng cao tính minh bạch, cải thiện hiệu quả giám sát, điều hành, bảo đảm thị trường vàng hoạt động an toàn, hiệu quả, công khai, minh bạch; xử lý thu hồi ngay giấy phép hoạt động đối với doanh nghiệp không thực hiện nghiêm quy định của pháp luật.

    Như vậy, theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian tới, các giao dịch mua bán vàng sẽ bắt buộc phải có hóa đơn điện tử nhằm nâng cao tính minh bạch, bảo đảm thị trường vàng hoạt động an toàn, hiệu quả.

    Đến 15/6 mua bán vàng không có hóa đơn điện tử thì các cơ sở sẽ bị rút giấy phép.

    Xem toàn văn Thông báo 160/TB-VPCP năm 2024: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/17/160-tb.pdf

    Trách nhiệm của cơ sở hoạt động kinh doanh mua, bán vàng

    1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ

    Theo Điều 9 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ như sau:

    - Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về khối lượng, hàm lượng vàng, giá mua, giá bán các loại sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm bán ra thị trường.

    - Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.

    - Tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường.

    - Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.

    - Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

    2) Trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng

    Theo Điều 12 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng như sau:

    Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng có trách nhiệm:

    - Chỉ được phép mua, bán các loại vàng miếng quy định tại Khoản 2 Điều 3  Nghị định 24/2012/NĐ-CP.

    - Không được phép thực hiện kinh doanh vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm.

    - Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.

    - Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về giá mua và giá bán vàng miếng.

    - Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.

    - Tuân thủ các quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

    Như vậy, việc chấp hành các quy định về sử dụng hoá đơn chứng từ là trách nhiệm của các cơ sở mua bán vàng bao gồm doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng.

    Những hành vi nào là vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng?

    Theo Điều 19 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng bao gồm:

    - Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp.

    - Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

    - Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

    - Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.

    - Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định tại Nghị định này.

    - Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép.

    - Vi phạm các quy định khác tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

    Theo đó, những hành vi trên là hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng. Các cơ sở mua bán vàng cần tuân theo quy định của pháp luật để hoạt động kinh doanh vàng một cách hợp pháp.

     
    629 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận