Đề xuất xử phạt hành vi “nhìn ngực phụ nữ”

Chủ đề   RSS   
  • #332115 08/07/2014

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    Đề xuất xử phạt hành vi “nhìn ngực phụ nữ”

    Một Phó giám sát bộ phận Lễ tân đã đề xuất khách sạn xử phạt nhân viên có hành vi khiếm nhã – nhìn ngực khách hàng nữ.

    Toàn văn lá đơn như sau:

    “Tôi tên...

    Là: Phó giám sát bộ phận Lễ tân

    Hôm nay tôi viết đơn này xin tường trình việc sau:

    Ngày 5/7/2014 nhân viên lễ tân:*** trong ca làm việc sáng đã có hành vi khiếm nhã với khách trong thời gian tiếp xúc với khách.

    11h30 đến 11h38 nhìn vào ngực khách nữ 58 tuổi trong thời gian khách check out

    11h44 đến 11h48 bĩu môi, lè lưỡi, có thái độ không hài lòng với bộ ngực của khách

    12h35 đến 12h43 tiếp tục thực hiện hành vi trên với toàn bộ nhân viên cao tuổi nữ của khách sạn

    Với vi phạm này tôi đề nghị mức phạt hai ngày lương đối với anh *** vì vi phạm nhiều lần

    Nếu trong thời gian làm việc tới anh tiếp tục tái phạm, sẽ nhận hình thức phạt nặng hơn".

    (Theo Tiền phong)

    Trong mắt cư dân mạng lá đơn này “khá hài hước” và mang lại tiếng cười. Tuy nhiên, đây không phải trò đùa mà là vấn đề quan trọng cần đặt lên “bàn pháp luật” để giải quyết:

    1. Khách sạn phạt nhân viên hai ngày lương?

    Theo Bộ luật Lao động 2012 hình thức xử lý kỷ luật lao động gồm:

    - Khiển trách.

    - Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.

    - Sa thải.

    Nghiêm cấm dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

    Như vậy, trong trường hợp này khách sạn không thể xử phạt hai ngày lương đối với nhân viên trên.

    2. Bị xử phạt hành chính?

    Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:

    Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

    Như vậy, cơ quan có thẩm quyền có thể “sử dụng” điều luật này để xử lý vi phạm nếu xét thấy tính chất sự việc là nghiêm trọng.

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 08/07/2014 09:27:32 SA
     
    7230 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    TRUTH (08/07/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận