Đề xuất tiền bán đấu giá vượt quá tiền phạt, phải trả lại phần dư cho người bị cưỡng chế

Chủ đề   RSS   
  • #614106 16/07/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1129)
    Số điểm: 20288
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 451 lần


    Đề xuất tiền bán đấu giá vượt quá tiền phạt, phải trả lại phần dư cho người bị cưỡng chế

    Theo đề nghị của Bộ Công an, vừa qua Chính phủ đã ban hành Dự thảo nghị định quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

    >>> Bài viết dựa trên Dự thảo Nghị định cập nhật ngày 15/7/2024 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/16/duthao-nd-thi-hanh-xp-vphc.doc

    (1) Nguyên tắc kê biên tài sản để đấu giá

    Mới đây, Chính phủ đã ban hành Dự thảo Nghị định quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính để quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.

    Khi cá nhân, tổ chức không tự nguyện chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc không tự nguyện hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế. Trong đó có biện pháp kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá. 

    Căn cứ đề xuất tại Điều 21 Dự thảo Nghị định, khi kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá phải thực hiện theo các nguyên tắc sau:

    - Chỉ được kê biên tài sản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế tương ứng với số tiền đủ để thi hành quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng chế.

    - Trường hợp không có tài sản tương ứng với số tiền thì có thể kê biên tài sản lớn hơn nếu tài sản đó không thể phân chia được hoặc việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản.

    - Không được kê biên các tài sản quy định tại Điều 22 dự thảo Nghị định

    - Kê biên đồ vật bị khóa, đóng gói được thực hiện như sau:

    + Yêu cầu cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, người đang sử dụng, quản lý đồ vật mở khóa, mở gói

    + Trường hợp không mở hoặc cố tình vắng mặt thì người tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế tự mình hoặc có thể thuê cá nhân, tổ chức khác mở khóa, phá khóa hoặc mở gói, trong trường hợp này phải có người làm chứng. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải chịu thiệt hại do việc mở khóa, phá khóa, mở gói.

    + Trường hợp cần thiết, sau khi mở khóa, phá khóa, mở gói, người tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế niêm phong đồ vật bị kê biên.

    + Việc mở khóa, phá khóa, mở gói hoặc niêm phong phải lập biên bản, có chữ ký của người tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế, cá nhân hoặc đại diện tổ chức bị cưỡng chế và những người liên quan; trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế không ký biên bản thì phải có chữ ký của người làm chứng.

    - Việc kê biên tài sản phải thực hiện vào ban ngày, thời gian từ 08 giờ đến 17 giờ; không tổ chức kê biên tài sản vào các ngày nghỉ, ngày lễ, Tết theo quy định của pháp luật.

    Theo đó, Dự thảo Nghị định đề xuất khi thực hiện việc kê biên tài sản để bán đấu giá thì phải tuân thủ theo các quy định trên.

    Từ đây có một thắc mắc được đặt ra đó là: Trường hợp kê biên tài sản có giá trị lớn hơn khoản tiền bị phạt thì số tiền còn dư lúc bán đấu giá có trả lại cho người bị cưỡng chế không?

    (2) Tiền bán đấu giá vượt quá tiền phạt, phải trả lại phần dư cho người bị cưỡng chế

    Liên quan đến vấn đề này, theo đề xuất tại khoản 5 Điều 36 Dự thảo Nghị định có quy định như sau:

    Trường hợp số tiền bán đấu giá tài sản nhiều hơn số tiền ghi trong quyết định xử phạt và chi phí cho việc cưỡng chế thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày bán đấu giá, cơ quan thi hành biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản bán đấu giá làm thủ tục trả lại phần chênh lệch cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế. Việc trả lại phần chênh lệch cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải lập thành biên bản.

    Theo đề xuất trên, số tiền bán đấu giá tài sản mà nhiều hơn số tiền ghi trong quyết định xử phạt và chi phí cho việc cưỡng chế thì cơ quan thi hành biện pháp cưỡng chế phải làm thủ tục để trả lại phần dư cho người bị cưỡng chế trong vòng 10 ngày kể từ ngày bán đấu giá.

    Như vậy, câu trả lời cho thắc mắc “Trường hợp kê biên tài sản có giá trị lớn hơn khoản tiền bị phạt thì số tiền còn dư lúc bán đấu giá có trả lại cho người bị cưỡng chế không?” chính là có và sẽ được hoàn trả số tiền chênh lệch sau ít nhất 10 ngày kể từ ngày bán đấu giá tài sản.

    Hiện nay Dự thảo Nghị định đang được lấy ý kiến, góp ý trên website của Chính phủ.

    >>> Bài viết dựa trên Dự thảo Nghị định cập nhật ngày 15/7/2024 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/16/duthao-nd-thi-hanh-xp-vphc.doc

     
    108 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn motchutmoingay24 vì bài viết hữu ích
    admin (03/10/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận