Đề xuất nộp số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu vào ngân sách nhà nước

Chủ đề   RSS   
  • #614371 23/07/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 11

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (929)
    Số điểm: 15784
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 309 lần
    SMod

    Đề xuất nộp số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu vào ngân sách nhà nước

    Chính phủ đang dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu, thay thế Nghị định 83/2014/NĐ-CP, Nghị định 95/2021/NĐ-CPNghị định 80/2023/NĐ-CP. Trong đó có đề xuất về việc quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

    Xem toàn văn dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu (Dự thảo 3) https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/23/Khongso_604368.doc

    Xem cập nhật mới nhất dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu

    Quỹ bình ổn giá xăng dầu hiện nay do ai quản lý?

    Theo khoản 1 Điều 37 Nghị định 83/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP quy định như sau:

    - Quỹ bình ổn giá xăng dầu là Quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là Quỹ bình ổn giá); toàn bộ nguồn trích lập, chi sử dụng để tham gia điều tiết, hỗ trợ cho mục tiêu bình ổn giá bán xăng dầu trong nước.

    - Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có nghĩa vụ trích lập Quỹ bình ổn giá; hạch toán và theo dõi riêng Quỹ bình ổn giá bằng tài khoản mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (sau đây gọi chung là ngân hàng) theo quy định tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP và hướng dẫn của Bộ Tài chính. 

    Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về việc lựa chọn ngân hàng, quản lý và đảm bảo bảo toàn số dư Quỹ bình ổn giá.

    Như vậy, theo quy định hiện hành thì Quỹ bình ổn giá xăng dầu hiện nay sẽ do chính thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trích lập, chi sử dụng và quản lý, nằm ngoài ngân sách nhà nước.

    Đề xuất nộp số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu vào ngân sách nhà nước

    Theo khoản 2 Điều 36 dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu (Dự thảo 3) quy định về trách nhiệm của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân thì Bộ Tài chính có trách nhiệm::

    - Chủ trì, phối hợp Bộ Công Thương và các Bộ ngành có liên quan hướng dẫn việc sử dụng các công cụ tài chính phù hợp để khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học, bảo đảm nguyên tắc thị trường, có sự quản lý của Nhà nước.

    - Ban hành các văn bản hướng dẫn về hóa đơn điện tử phù hợp với quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

    - Chỉ đạo cơ quan hải quan cung cấp tình hình nhập khẩu xăng dầu của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, theo nội dung chi tiết do Bộ Công Thương đề nghị, định kỳ theo tháng, quý, năm.

    - Hướng dẫn thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chuyển, nộp số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu vào ngân sách nhà nước.

    - Bố trí ngân sách để Bộ Công Thương mua thông tin giá xăng dầu thế giới và Premium nhằm công bố, áp dụng trong tính giá bán xăng dầu.

    Như vậy, theo đề xuất mới tại Dự thảo 3 thì thương nhân sẽ nộp số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu vào ngân sách nhà nước. Theo đó, nếu đề xuất được thông qua thì số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu sẽ không còn do thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu quản lý nữa mà sẽ do nhà nước quản lý.

    Hiện nay Quỹ bình ổn giá xăng dầu hoạt động thế nào?

    Theo Điều 3 Thông tư 103/2021/TT-2021 quy định nguyên tắc hoạt động của Quỹ bình ổn giá xăng dầu như sau:

    - Quỹ bình ổn giá xăng dầu là Quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước; Toàn bộ nguồn trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu để tham gia điều tiết, hỗ trợ cho mục tiêu bình ổn giá xăng dầu trong nước theo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương. Quỹ bình ổn giá xăng dầu hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, không phát sinh cơ chế quản lý tập trung và không phát sinh tổ chức bộ máy, không có cơ chế tài chính riêng.

    - Việc trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu chỉ thực hiện một lần đối với một thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu bán ra đầu tiên tính trên một lít, kg xăng, dầu ở nhiệt độ thực tế tiêu thụ tại thị trường nội địa trong thời gian trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu theo quy định.

    Khi có thông báo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương về mức trích lập, mức chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu, thời gian thực hiện, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chủ động thực hiện trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với sản lượng xăng, dầu ở nhiệt độ thực tế tiêu thụ tại thị trường nội địa theo quy định.

    - Tại kỳ điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định 95/2021/NĐ-CP, trường hợp tổng số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu (số ước tính) của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu ở mức lớn hơn hoặc bằng bảy nghìn tỷ đồng (≥ 7.000 tỷ đồng), Bộ Công Thương xem xét, điều chỉnh giảm mức trích lập hoặc tạm dừng trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

    Như vậy, hiện nay toàn bộ Quỹ bình ổn giá xăng dầu sẽ dùng để điều tiết, hỗ trợ cho mục tiêu bình ổn giá xăng dầu trong nước theo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương.

    Xem toàn văn dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu (Dự thảo 3) https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/23/Khongso_604368.doc

    Xem cập nhật mới nhất dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu

     
    82 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận