Đề xuất nguyên tắc xác định sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu

Chủ đề   RSS   
  • #613998 12/07/2024

    gryffin

    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/03/2024
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 1498
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 35 lần


    Đề xuất nguyên tắc xác định sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu

    Vừa qua, Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số được công bố với nhiều đề xuất mà nổi bật hơn thảy là về sản phẩm, dịch vụ công nghệ số sẽ là trọng yếu, đáng được quan tâm. Cụ thể thế nào? Hãy cùng nhau tìm hiểu.

    1. Đề xuất chính sách phát triển công nghiệp công nghệ số

    Tại Điều 4 Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số nêu rõ, nhà nước sẽ thực hiện các chính sách sau đây nhằm bảo đảm phát triển công nghiệp công nghệ số, cụ thể:

    - Ưu đãi về đất đai, thuế, tài chính, đầu tư và các cơ chế ưu đãi khác để phát triển ngành công nghiệp công nghệ số nhằm phát huy vai trò nền tảng cho phát triển các ngành công nghiệp khác, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, tập trung chú trọng và có chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút đầu tư phát triển công nghệ số mới như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet vạn vật, chuỗi khối, thực tại ảo/thực tại tăng cường và các công nghệ số mới khác.

    - Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ số theo hướng bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn, giảm tiêu hao năng lượng, giảm phát thải, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, sản xuất sản phẩm, dịch vụ công nghệ số thân thiện với môi trường, hài hoà với tiêu chuẩn của các nước có nền công nghiệp tiên tiến, phát triển trên thế giới.

    - Huy động các nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu, thiết kế và làm chủ công nghệ trong ngành công nghiệp công nghệ số; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghệ số, tham gia vào những khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Tập trung nguồn lực để phát triển một số sản phẩm công nghệ số trọng điểm, trọng yếu.

    - Tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực công nghiệp công nghệ số; áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt để đào tạo, thu hút, sử dụng có hiệu quả nhân lực công nghiệp công nghệ số; tăng cường chính sách đặt hàng đào tạo và thực hiện hỗ trợ tài chính của Nhà nước đối với cơ sở đào tạo và người học.

    - Tạo điều kiện phát triển thị trường công nghiệp công nghệ số.

    - Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về công nghiệp công nghệ số.

    Những chính sách trên đều hướng tới mục đích tạo điều kiện phát triển thị trường công nghiệp công nghệ số. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về công nghiệp công nghệ số.

    2. Đề xuất nguyên tắc xác định sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu

    Cụ thể, Điều 13 Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số đã có những đề xuất về sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu như sau:

    - Sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu là các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số được sử dụng và cung cấp trong lãnh thổ Việt Nam, có vai trò quan trọng, tác động lớn đến lợi ích quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, năng lực công nghệ quốc gia.

    - Sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu là sản phẩm, dịch vụ đáp ứng một trong các nguyên tắc sau:

    + Là bộ phận chính, thiết yếu của các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, mạng lõi của hạ tầng viễn thông và hệ thống điều khiển trung tâm của các cơ sở hạ tầng quan trọng khác;

    + Là các nền tảng số có số lượng người sử dụng lớn và đồng thời thu thập, lưu trữ thông tin của người dùng là công dân Việt Nam;

    + Là các sản phẩm mang tính chiến lược quốc gia.

    - Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ công bố sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu.

    - Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, sở hữu và cung cấp sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu có trách nhiệm và nghĩa vụ như sau:

    + Bán, xuất khẩu, chuyển giao sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu cho đối tác nước ngoài phải được chấp thuận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    + Bán từ 25% vốn điều lệ trở lên cho đối tác nước ngoài (mua trực tiếp hoặc gián tiếp) phải được chấp thuận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải bảo đảm tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ.

    - Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí xác định sản phẩm công nghệ số trọng yếu; quy định về việc bán, xuất khẩu, chuyển giao sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu cho đối tác nước ngoài và tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.

    Chung quy lại, kim chỉ nam của Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số đều hướng tới mục đích phát triển ngành công nghiệp công nghệ số, tạo điểm tựa vững chắc cho các doanh nghiệp trong nước đi lên. Cho thấy, nhà nước ta đã luôn quan tâm đến việc hoàn thiện, xây dựng thể chế để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số trong nước ngày càng vững mạnh và đột phá hơn.

    Bài được viết theo Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số: Tải về

     
    308 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận