Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính

Chủ đề   RSS   
  • #617294 10/10/2024

    gryffin

    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/03/2024
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 1498
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 35 lần


    Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính

    Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính từ ngày công bố đã luôn thu hút nhiều sự quan tâm của mọi người, một trong những chủ đề hot nhất là đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính. Cụ thể thế nào, hãy cùng tìm hiểu.

    1. Pháp luật quy định thế nào về người chuyển đổi giới tính?

    Căn cứ khoản 7 Điều 3 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính có giải thích người chuyển đổi giới tính là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận giới tính mới theo quy định tại Dự thảo Luật.

    Ngoài ra, căn cứ Điều 7 Dự thảo Luật quy định quyền của người chuyển giới gồm:

    - Được công nhận giới tính mới sau khi đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Dự thảo Luật;

    - Được lựa chọn phương pháp can thiệp y học để chuyển đổi giới tính phù hợp với sức khỏe, mong muốn và khả năng tài chính của mình;

    - Được tư vấn, hỗ trợ về tâm lý, y tế và pháp lý trước và trong quá trình thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính;

    - Có đầy đủ quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan;

    - Được giữ nguyên quan hệ cha, mẹ, con cũng như quyền và nghĩa vụ từ quan hệ hôn nhân gia đình trước khi chuyển đổi giới tính bao gồm cả việc nhận nuôi con nuôi;

    - Được lưu giữ tinh trùng, trứng để duy trì nòi giống thông qua các dịch vụ sinh sản phù hợp với đạo lý và pháp luật Việt Nam.

    - Được tham gia các hoạt động hiến máu và các chế phẩm máu, hiến tế bào gốc, hiến mô tạng một cách tự nguyện nếu có đủ sức khỏe và đảm bảo an toàn hiến tặng theo quy định của pháp luật;

    - Được bảo lưu thông tin trên các văn bằng, chứng chỉ đã được cấp trước khi chuyển đổi giới tính;

    - Được công nhận quyền tài sản đối với tài sản tạo lập trước khi chuyển đổi giới tính. Trường hợp trên giấy chứng nhận quyền tài sản có thông tin giới tính thì cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền tài sản có nghĩa vụ điều chỉnh thông tin giới tính theo giới tính được công nhận của người chuyển đổi giới tính;

    - Được hưởng các chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội và quy định của pháp luật khác có liên quan phù hợp với giới tính đã chuyển đổi.

    - Được tham gia các hoạt động thể thao, văn hóa, biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật phù hợp với giới tính mới;

    - Được tôn trọng, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và các quyền riêng tư khác theo quy định của pháp luật;

    - Được thay đổi thông tin giới tính trên các giấy tờ tùy thân sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính;

    - Được bảo đảm quyền học tập, lao động và hòa nhập gia đình, xã hội theo giới tính đã được công nhận;

    - Được bảo đảm các quyền khác theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

    Có thể thấy, những quy định về chuyển đổi giới tính như trên mang lại ý nghĩa quan trọng cả về mặt pháp lý và bảo đảm quyền lợi công dân của những người chuyển đổi giới tính. Giúp họ không bị mặc cảm, tự ti và là động lực mạnh mẽ để họ tiếp tục phát triển cho xã hội.

    2. Người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính

    Căn cứ Điều 10 Dự thảo Luật quy định quy định về các điều kiện đối với người đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính như sau:

    - Độ tuổi thực hiện can thiệp y học

    + Người từ đủ 18 tuổi trở lên đối với các phương pháp can thiệp y học quy định tại Điều 9 của Dự thảo Luật, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Dự thảo Luật;

    + Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác nhận có tình trạng bức bối giới quá mức thì được thực hiện phương pháp can thiệp y học quy định tại khoản 1 Điều 9 của Dự thảo Luật và khi được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

    - Đã được tư vấn pháp lý theo quy định của Dự thảo Luật.

    - Có năng lực hành vi dân sự.

    - Tình trạng hôn nhân: Có 2 phương án (đề xuất để lựa chọn)

    Phương án 1: Độc thân.

    Phương án 2: Không quy định tình trạng hôn nhân của người đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính.

    - Không thuộc trường hợp đang chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ, hình phạt hình sự bổ sung như cấm đi khỏi nơi cư trú và chưa được xóa án tích.

    Theo quy định trên, một trong những điều kiện để chuyển đổi giới tính bằng can thiệp y học phải có năng lực hành vi dân sự. Nên, theo đề xuất, người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính. 

    Chung quy lại, đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính là động thái đảm bảo tính pháp lý của những người chuyển giới. Giúp họ được bảo vệ bằng sự công bằng pháp luật, vừa đảm bảo sức khỏe, tính mạng của những người chuyển giới.

     
    36 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận