Đề xuất nếu không có biện pháp phòng ngừa để nước thải xâm nhập vào trong giếng sẽ bị phạt 30 triệu

Chủ đề   RSS   
  • #613652 04/07/2024

    gryffin

    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/03/2024
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 1498
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 35 lần


    Đề xuất nếu không có biện pháp phòng ngừa để nước thải xâm nhập vào trong giếng sẽ bị phạt 30 triệu

    Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước. Nổi bật hơn cả là đề xuất nếu không có biện pháp phòng ngừa để nước thải xâm nhập vào trong giếng khoan thì có thể bị phạt đến 30 triệu đồng. Hãy cùng nhau tìm hiểu.

    1. Bổ sung hộ gia đình cũng là tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước

    Căn cứ khoản 2 Điều 2 Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực tài nguyên nước quy định những tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước theo Nghị định này bao gồm:

    + Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện), hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

    + Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam; tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;

    + Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;

    + Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

    + Các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật;

    + Hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác.

    Nếu ta so sánh với luật hiện hành theo Điều 2 Nghị định 36/2020/NĐ-CP thì đối tượng hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác là những thành phần mới được bổ sung vào.

    Việc này là hợp lý vì tăng độ phủ các đối tượng được điều chỉnh của luật để đảm bảo không bỏ sót các trường hợp và giúp cho Luật rõ ràng hơn và dễ hiểu hơn.

    2. Đề xuất nếu không có biện pháp phòng ngừa để nước thải xâm nhập vào trong giếng khoan thì có thể bị phạt đến 30 triệu đồng

    Căn cứ khoản 4 Điều 10 Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực tài nguyên nước quy định vi phạm quy định về hành nghề khoan nước dưới đất:

    - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

    + Thiết kế, thi công khoan điều tra, đánh giá nước dưới đất không theo quy định kỹ thuật của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

    + Sử dụng hóa chất để ngâm, rửa giếng khoan gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước;

    + Sử dụng hoá chất, chất phóng xạ sử dụng trong quá trình thí nghiệm gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước;

    + Không có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn để nước thải, nước có chứa chất độc hại xâm nhập vào trong giếng khoan, giếng đào;

    + Thực hiện hành nghề không đúng quy mô đã quy định trong giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.

    Theo đó, nếu không có biện pháp phòng ngừa để nước thải xâm nhập vào trong giếng khoan thì có thể bị phạt đến 30 triệu đồng.

    Lưu ý, tại khoản 1 Điều 5 Dự thảo Nghị định có quy định mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm trên là mức phạt đối với cá nhân. 

    Mức phạt đối với hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    Chung quy lại, kim chỉ nam của Dự thảo là phân định rõ từng mức độ xử phạt đối với từng hành vi vi phạm phù hợp với yêu cầu thực tiễn đang đặt ra nhằm đảm bảo hiệu quả khi triển khai trong thực tiễn. Nên việc phân loại rõ ràng, cụ thể và bổ sung những trường hợp vi phạm là hướng đi đúng đắn để đảm bảo luật được áp dụng chính xác hơn.

    Bài được viết theo dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực tài nguyên nước: Tải về
     
    88 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận