Người Việt xưa nay vốn sống nặng về tình cảm, nhất là lúc thấy người khác đang trong cơn hoạn nạn, thiếu thốn về tiền bạc. Cái tốt hiện hữu là vậy nhưng không phải lúc nào người vay mượn cũng có ý thức thực hiện nghĩa vụ, tìm mọi cách lãng tránh và vô vàn những lý do để trốn nợ.
Ảnh minh họa
Hiện trạng vay không trả đang ngày càng nhức nhói.
Bên cạnh niềm tin sẽ được trả nợ, người cho vay còn vì quý mến, tình cảm mà chia sẻ, giúp đỡ. Thế nhưng, như kinh nghiệm cuộc sống cho thấy, cho vay rồi thì hoặc mất tiền, hoặc mất tình cảm, hoặc mất cả hai.
Khi chủ nợ muốn lấy lại tiền mà con nợ chưa thể hoặc chưa muốn trả tiền, tình cảnh rất bế tắc. Ở đây không đề cập đến những trường hợp cho vay nặng lãi hay có tính toán lợi ích, người cho mượn cũng chẳng phải là dư dả khi "dễ dãi" cho người khác vay mượn.
Người vay cư xử rất kém.
Nhiều người đã không trả nợ đúng hạn lại còn im lặng như muốn lờ đi, tệ hơn là trốn tránh. Họ viện hết lý do này đến lý do nọ để không phải trả lại tiền.
Thậm chí thời gian dài, họ còn không có ý thức gom góp tiền để gửi lại gọi là an ủi ân nhân của mình. Chủ nợ tốt thì không đành lòng thúc ép nhưng trong ruột cũng nóng như lửa, tinh thần rất ức chế.
Chủ nợ cứng tay thì đe nạt, giục giã... rồi tình cảm hai bên cũng sứt mẻ. Thật là khi động đến quyền lợi, tiền bạc thì những cái xấu của con người lộ ra.
Từ những phân tích trên, thiết nghĩ Việt Nam nên dành riêng 01 ngày trong năm để kỷ niệm việc "TRẢ NỢ", ngày này vinh danh người cho mượn nợ, người trả nợ,... để toàn dân ý thức được việc vay - trả nợ, để cho mượn nợ - trả nợ trở thành một nét đẹp văn hoá, để con người sống với nhau tình cảm, nhân văn hơn.
Theo bạn ngày nào là hợp lý?
(Nguồn: dựa trên một bài viết từ VnExpress)
Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!