Đề xuất để doanh nghiệp nhà nước quyết định chính sách tiền lương, tiền thưởng

Chủ đề   RSS   
  • #614652 30/07/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 22918
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 480 lần
    SMod

    Đề xuất để doanh nghiệp nhà nước quyết định chính sách tiền lương, tiền thưởng

    Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Tài chính soạn thảo đã được công bố. Trong đó, Bộ Tài chính có đề xuất để doanh nghiệp nhà nước quyết định chính sách tiền lương, tiền thưởng.

    Xem toàn văn Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Dự thảo số 2) https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/30/Du-thao-luat-so-2.docx

    Đề xuất để doanh nghiệp nhà nước quyết định chính sách tiền lương, tiền thưởng

    Theo khoản 7 Điều 57 Dự thảo số 2 quy định quyền của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư, trong đó, về nguyên tắc xác định chính sách tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp theo như sau:

    - Doanh nghiệp tự quyết định chính sách tiền lương, tiền thưởng, trong đó có thang, bảng lương, định mức lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp và người lao động thương lượng, thỏa thuận tiền lương, tiền thưởng, ký hợp đồng lao động và trả lương, thưởng gắn với năng suất và kết quả lao động.

    - Nguyên tắc xác định tiền lương, tiền thưởng được gắn với nhiệm vụ, điều kiện sản xuất kinh doanh, ngành nghề, tính chất hoạt động, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bảo đảm mặt bằng tiền lương trên thị trường. Trường hợp thực hiện khoán chi phí tiền lương, tiền thưởng trong quỹ lương đảm bảo nguyên tắc gắn với kết quả, hiệu quả quản lý, sử dụng và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

    - Mức lương cơ bản, tiền lương tăng thêm và tiền thưởng theo năm gắn với quy mô, mức độ phức tạp của quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn nhà nước đối với người đại diện vốn nhà nước. Mức lương cơ bản được điều chỉnh phù hợp theo mức lương của thị trường trong nước và khu vực.

    - Tổng giám đốc và các thành viên ban điều hành làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và hưởng lương trong quỹ lương chung của doanh nghiệp, trong đó có khống chế mức lương tối đa theo kết quả sản xuất kinh doanh và mức tiền lương bình quân chung của người lao động. Thực hiện công khai tiền lương, thu nhập hằng năm của người đại diện chủ sở hữu vốn và tổng giám đốc doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư.

    - Đối với doanh nghiệp làm nhiệm vụ bình ổn thị trường theo nhiệm vụ Nhà nước giao được tính toán, xác định để loại trừ những chi phí bảo đảm thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường, làm cơ sở xác định tiền lương, tiền thưởng của người lao động và người quản lý doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp dịch vụ công ích được tính đúng, tính đủ chi phí tiền lương, tiền thưởng phù hợp với mặt bằng thị trường vào chi phí, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công ích. Chính sách tiền lương, tiền thưởng bảo đảm điều tiết thu nhập, hài hoà lợi ích giữa doanh nghiệp, người quản lý, người lao động và Nhà nước.

    Như vậy, Dự thảo số 2 đã đề xuất Nhà nước không can thiệp vào mà để doanh nghiệp nhà nước tự quyết định chính sách tiền lương, tiền thưởng. Doanh nghiệp và người lao động thương lượng, thỏa thuận tiền lương, tiền thưởng, ký hợp đồng lao động và trả lương, thưởng gắn với năng suất và kết quả lao động.

    Theo đó, Dự thảo số 2 đã thể hiện tinh thần cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đã nêu rõ cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập của doanh nghiệp như sau: Các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) được tự quyết định chính sách tiền lương (trong đó có thang, bảng lương, định mức lao động.

    Doanh nghiệp nhà nước là những doanh nghiệp nào?

    Theo Dự thảo số 2, doanh nghiệp nhà nước bao gồm:

    - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước trực tiếp.

    - Doanh nghiệp có vốn đầu nhà nước đầu tư khác: 

    + Doanh nghiệp có vốn góp 100% vốn điều lệ của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp.

    + Doanh nghiệp có vốn góp trên 50% đến dưới 100% vốn điều lệ của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp.

    + Đối với doanh nghiệp có vốn góp từ 50% vốn điều lệ trở xuống của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp.

    So với Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 không quy định đối tượng áp dụng là doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước tại các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thì việc quản lý việc sử dụng vốn đầu tư của các đối tượng trên còn chưa được đồng bộ, dù là các doanh nghiệp đó đều có vốn đầu tư của nhà nước.

    Như vậy, Dự thảo số 2 đã quy định bao quát về doanh nghiệp nhà nước, bao gồm tất cả các đối tượng như trên, điều này đã tạo ra một cơ chế quản lý thống nhất đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước, dù là trực tiếp hay gián tiếp.

    Xem toàn văn Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Dự thảo số 2) https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/30/Du-thao-luat-so-2.docx

     
    115 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn btrannguyen vì bài viết hữu ích
    admin (16/10/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận