Đề xuất các trường hợp từ chối tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam

Chủ đề   RSS   
  • #614547 26/07/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 11

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (929)
    Số điểm: 15784
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 309 lần
    SMod

    Đề xuất các trường hợp từ chối tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam

    Hiện nay Bộ Công an đang dự thảo Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù để quy định cụ thể hơn về các vấn đề liên quan đến chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù.

    Bộ Công an dự thảo Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù

    Hiện nay các quy định về tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và nước ngoài được quy định tại Luật Tương trợ tư pháp 2007. Tuy nhiên, Luật Tương trợ tư pháp 2007 điều chỉnh chung cả bốn lĩnh vực dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù.

    Để quy định cụ thể hơn về các vấn đề về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Bộ Công an đã dự thảo Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù. 

    Theo đó, Dự thảo Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù gồm 05 chương, 58 điều, cụ thể

    - Chương I là những quy định chung, gồm 12 điều, quy định về các vấn đề chung như: Phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; nguyên tắc chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; áp dụng nguyên tắc có đi có lại; các trường hợp đặc biệt khi xem xét điều kiện về thời hạn chưa chấp hành án phạt tù; ... 

    - Chương II là những quy định về tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam, gồm 20 điều, có các nội dung như: Thông báo cho người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về quyền được yêu cầu chuyển giao; tiếp nhận đơn xin chuyển giao của người đang chấp hành án phạt tù;...

    - Chương III là những quy định về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù ở Việt Nam cho nước ngoài, gồm 16 điều, có các nội dung như: Thông báo cho người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam về quyền được chuyển giao; tiếp nhận đơn xin chuyển giao của người đang chấp hành án phạt tù; trao đổi thông tin, tài liệu với nước nhận;...

    -  Chương IV là những quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong hoạt động chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, gồm 7 điều, có các nội dung như: Trách nhiệm của Chính phủ; trách nhiệm của Bộ Công an; trách nhiệm của Tòa án nhân dân các cấp; trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân các cấp; trách nhiệm của Bộ Ngoại giao; trách nhiệm của Bộ Tư pháp; trách nhiệm của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; trách nhiệm của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an…

    - Và cuối cùng là Chương V là về điều khoản thi hành, gồm 02 điều: Hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp. 

    Theo đó, Dự thảo Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù đã quy định cụ thể, chi tiết hơn so với Luật Tương trợ tư pháp 2007 khi tại quy định hiện hành, hoạt động chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù chỉ được quy định tại một chương là Chương V và một số quy định tại Chương I, Chương VI.

    Xem toàn văn Dự thảo Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù (Dự thảo 2) https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/26/2-du-thao-luat-chuyen-giao-7-2024.doc

    Đề xuất các trường hợp từ chối tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam

    Theo Điều 18 Dự thảo Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù (Dự thảo 2) đã quy định các trường hợp từ chối tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam như sau:

    Khi xem xét yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Tòa án nhân dân có thẩm quyền của Việt Nam từ chối tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    - Việc tiếp nhận có thể phương hại đến chủ quyền, an ninh, trật tự và quyền, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.

    - Việt Nam không thể đáp ứng các yêu cầu cần thiết cho việc tiếp nhận và tiếp tục thi hành án của người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam. 

    Như vậy, Dự thảo 2 đã quy định cụ thể 2 trường hợp Tòa án Việt Nam có quyền từ chối tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam. Đây là quy định mới so với hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và Luật Tương trợ tư pháp 2007 nói riêng.

    Điều kiện tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam

    Theo Điều 17 Dự thảo 2 quy định về điều kiện tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam như sau:

    Người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài có thể được tiếp nhận về Việt Nam để thi hành án phạt tù khi có đủ các điều kiện sau đây:

    - Là công dân Việt Nam.

    - Hành vi phạm tội mà người đó bị kết án ở nước ngoài cũng cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    - Vào thời điểm nhận được yêu cầu chuyển giao, thời hạn chưa chấp hành án phạt tù phải còn ít nhất là một năm; trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 6 của Luật này, thời hạn này có thể ít hơn một năm.

    - Bản án đối với người được chuyển giao đã có hiệu lực pháp luật.

    - Có sự đồng ý của Việt Nam và nước chuyển giao.

    - Có sự đồng ý của người được chuyển giao. Trường hợp người được chuyển giao không có đầy đủ năng lực để đồng ý theo pháp luật của nước chuyển giao thì phải có sự đồng ý của người đại diện hợp pháp của người đó. 

    Như vậy, so với quy định hiện hành tại Điều 50 Luật Tương trợ tư pháp 2007, Dự thảo 2 đã bỏ đi điều kiện phải có nơi thường trú cuối cùng ở Việt Nam, không còn bắt buộc là không còn thủ tục tố tụng nào đối với người đó tại nước chuyển giao, đồng thời bổ sung điều kiện về người được chuyển giao không có đầy đủ năng lực để đồng ý theo pháp luật của nước chuyển giao.

    Xem toàn văn Dự thảo Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù (Dự thảo 2) https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/26/2-du-thao-luat-chuyen-giao-7-2024.doc

     
    46 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận