Đề xuất, bổ sung hộ kinh doanh vào tổ chức bị áp dụng cưỡng chế

Chủ đề   RSS   
  • #614485 25/07/2024

    gryffin

    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/03/2024
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 1498
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 35 lần


    Đề xuất, bổ sung hộ kinh doanh vào tổ chức bị áp dụng cưỡng chế

    Để đảm bảo tính thực tiễn, hiệu quả của việc cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính, vừa qua Dự thảo Nghị định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành thu hút nhiều sự quan tâm của mọi người. Nổi bật hơn cả là Dự thảo đã đề xuất, bổ sung hộ kinh doanh vào tổ chức bị áp dụng cưỡng chế. Cụ thể thế nào, hãy cùng tìm hiểu.

    1. Bổ sung trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế

    Căn cứ Điều 8 Dự thảo Nghị định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính bổ sung trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế như sau:

    - Người ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới.

    - Đối với quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân ra quyết định cưỡng chế căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, cơ quan được tổ chức theo ngành dọc, địa bàn quản lý của Ủy ban nhân dân cấp dưới hoặc căn cứ lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương để phân công cơ quan chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế. Việc phân công cơ quan chủ trì phải trên nguyên tắc vụ việc thuộc lĩnh vực chuyên môn hoặc địa bàn quản lý của cơ quan nào thì giao cơ quan đó chủ trì; trường hợp vụ việc liên quan đến nhiều cơ quan thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để quyết định giao cho một cơ quan chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế.

    - Cơ quan chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế có trách nhiệm xây dựng phương án cưỡng chế trình người ra quyết định cưỡng chế phê duyệt.

    - Các tổ chức, cá nhân liên quan có nghĩa vụ phối hợp với người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế hoặc cơ quan được giao chủ trì tổ chức cưỡng chế triển khai các biện pháp nhằm thực hiện quyết định cưỡng chế.

    Nếu ta so sánh trực tiếp với quy định hiện hành là Điều 6 Nghị định 166/2013/NĐ-CP, có thể thấy trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế đã được Dự thảo bổ sung quy định cần thiết. Việc xây dựng phương án cưỡng chế là việc làm đảm bảo để tiến độ đúng quy định, được thực hiện đúng thời gian.

    2. Đề xuất, bổ sung hộ kinh doanh vào tổ chức bị áp dụng cưỡng chế

    Căn cứ Điều 4 Dự thảo Nghị định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đề xuất, bổ sung hộ kinh doanh vào tổ chức bị áp dụng cưỡng chế như sau:

    - Đối với tổ chức là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập không có thu được bảo đảm kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền, và trả chi phí cho hoạt động cưỡng chế thì thực hiện khấu trừ từ nguồn kinh phí quy định tại Điều 5 Dự thảo Nghị định.

    - Đối với đơn vị sự nghiệp công lập có thu, đơn vị vũ trang được tổ chức các hoạt động có thu theo quy định của pháp luật, khi bị khấu trừ, kê biên tài sản và trả chi phí cho hoạt động cưỡng chế thì lấy từ nguồn thu và tài sản do các hoạt động này mang lại.

    - Đối với tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện thì khấu trừ tiền, kê biên tài sản, trả chi phí cho hoạt động cưỡng chế từ tiền, tài sản của tổ chức, quỹ đó.

    - Đối với doanh nghiệp và hợp tác xã thì khấu trừ tiền, kê biên tài sản, trả chi phí cho hoạt động cưỡng chế từ tiền, tài sản hoặc thu nhập bằng tiền, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó.

    - Đối với hộ kinh doanh, hộ gia đình, tổ hợp tác thì khấu trừ tiền, kê biên tài sản, trả chi phí cho hoạt động cưỡng chế từ tiền, tài sản chung của hộ kinh doanh, hộ gia đình, tổ hợp tác; trường hợp tài sản chung không đủ để thi hành quyết định cưỡng chế thì khấu trừ tiền, kê biên tài sản của các thành viên trong hộ kinh doanh, hộ gia đình, tổ hợp tác, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác hoặc pháp luật có liên quan quy định khác.

    Theo Điều 4 Nghị định 166/2013/NĐ-CP, hộ kinh doanh vốn là đối tượng mới được thêm vào tại Dự thảo.

    Có thể thấy, hộ kinh doanh vốn dĩ là đối tượng được điều chỉnh rất nhiều đối với việc xử phạt vi phạm hành chính. Việc mở rộng như trên là động thái cần thiết để tránh không bỏ sót khi áp dụng vào thực tế, vừa giúp cho pháp luật rõ ràng và hiệu quả, vừa giúp cho các tổ chức, cá nhân áp dụng chính xác hơn.

    Bài được viết theo Dự thảo Nghị định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Tải về

     
    133 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận