Đề xuất bỏ “Chí phèo” ra khỏi chương trình lớp 11

Chủ đề   RSS   
  • #478313 13/12/2017

    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Đề xuất bỏ “Chí phèo” ra khỏi chương trình lớp 11

    Có 2 logic của 2 câu chuyện trong cuộc tranh luận “nên hay không nên để tác phẩm Chí Phèo trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11”.

    Câu chuyện thứ nhất, logic về mặt giáo dục: nên chọn cái gì để có tính giáo dục liên quan đến tâm sinh lý học sinh?

    Câu chuyện thứ hai, logic về mặt cảm thụ văn học: tôi không chọn tác phẩm này vì nó dở, xấu.

    Đúng là việc tiếp nhận một tác phẩm, nhất là tác phẩm lớn thì bao giờ cũng phức tạp, có nhiều ý kiến khác nhau theo trình độ, đối tượng người đọc, theo các bối cảnh và thời đại khác nhau; thậm chí kết quả tiếp nhận có thể ngược nhau.

    Có ý kiến cho rằng “Nên để học sinh nói nhiều hơn những quan điểm của mình” vì điều này đề cao sự phản biện, mỗi ý kiến phản biện là dịp để chúng ta nhìn lại cách giảng dạy văn học phổ thông, xem rằng những tác phẩm văn học đó đã thực sự phù hợp với đời sống chưa. Như vậy, học sinh sẽ không bị ép buộc cảm nhận một cách gò bó khi đọc hiểu tác phẩm.Những góp ý, phản biện sẽ cho chúng ta thấy cần hơn những cảm xúc của người đọc, thay vì chỉ nghe thầy cô giảng giải.

    Và “Không phải thầy cô thích, cảm thụ được cái hay... thì mọi học sinh đều như vậy” Chúng ta đang phấn đấu đến một nền giáo dục hiện đại, dân chủ và khai phóng, sáng tạo. Vì vậy rất cần có nghiên cứu bài bản về nội dung cũng như phương pháp giáo dục. Tránh sự áp đặt chủ quan ý muốn của nhà thiết kế hay của thầy cô lên học sinh, mà phải tuỳ theo đối tượng, tâm lý lứa tuổi và phù hợp với bối cảnh chung của toàn xã hội.

    Như vậy với muôn vàn ý kiến khác nhau trong cộng đồng về vấn đề bỏ hay không tác phẩm Chí Phèo nói chung và sự cải cách, thay đổi có chăng cần có sự khoa học, hợp lý và cân nhắc kỹ lưỡng để hiểu vấn đề một cách toàn diện, thay đổi cách nhìn nhận về nền văn học nước nhà và tôn trọng những suy nghĩ và quan điểm cá nhân, nhưng vẫn phải chia sẻ các giá trị phổ quát chung trong văn học.

     
    7644 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn DT_DA vì bài viết hữu ích
    anthuylaw (25/12/2017) sunshine19 (14/12/2017) hkhduy (14/12/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #478317   13/12/2017

    hailetran
    hailetran
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2017
    Tổng số bài viết (174)
    Số điểm: 2349
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 40 lần


    Lập luân "Chí là người tốt hay người xấu?" hay "Chí có nên cưỡng hiếp Thị Nở?" rồi kết luận Chí Phèo là kẻ xấu là đã qua góc nhìn nghệ thuật văn chương để hiểu tác phẩm ở góc độ trần trụi, thẳng thừng như vậy là có phần hơi hời hợt, phiến diện và áp đặt.

    Khi được học tác phẩm này mình chưa bao giờ bị tiêm nhiễm vào đầu những suy nghĩ trở thành một kẻ lưu manh, đến tận bây giờ ân tượng với nhân vật Chí Phèo thì Chí vẫn là một con người với khát khao hoàn lương, với mơ ước giản dị về hạnh phúc, với cả sự cháy bỏng được làm một người lương thiện nữa.

    Đây là một tác phẩm thuộc văn học hiện thực phê phán. Tác phẩm văn học này là hiện thực điển hình cho xã hội nông thôn trước cách mạng tháng 8 năm 1954. Để lại giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ đối với con người trong mọi thời đại. Y kiến cho rằng Chí Phèo đại diện cho tầng lớp nông dân bị lưu manh hoá, chỉ là một nhận xét phiến diện, mang tính áp đặt. 

    Không nên bỏ tác phẩm này ra khỏi chương trình SGK quan trọng là người giáo viên cần giảng giải, định hướng thế nào để các học sinh hiểu tác phẩm đúng với hoàn cảnh ra đời và lịch sử của nó. Tác phẩm này  mình thấy vẫn mang  đầy đủ những giá trị hiện thực và nhân đạo rất sâu sắc. Cá nhân mình cho rằng đến thời điểm này, chưa có 1 tác phẩm văn học nào có thể thay thế được tác phẩm Chí Phèo về tất cả mọi mặt. Đây là tác phẩm văn học để đời, mãi mãi đời sau không ai có thể quên được Chí Phèo.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hailetran vì bài viết hữu ích
    DT_DA (14/12/2017)
  • #478330   13/12/2017

    grovegroup
    grovegroup

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (63)
    Số điểm: 570
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 17 lần


    Bản thân mình đã từng là một học sinh chuyên Văn. Mình nghĩ tác phẩm Chí Phèo đã trở thành một kiệt tác văn chương của Nam Cao, qua rất nhiều năm tháng vẫn vẹn nguyên giá trị trong lòng người đọc thì ắt hẳn phải có lí do. Chí Phèo là một tác phẩm rất "đời", nhưng nếu chỉ nhìn nó "đời" ở khía cạnh phản ánh xã hội hiện thực với những hình tượng nhân vật méo mó cả về thể xác lẫn tâm hồn thì chưa đủ. Những tác phẩm được chọn lọc để đưa vào chương trình Sách Giáo Khoa luôn luôn là những tác phẩm mang tính nhân đạo sâu sắc, và "Chí Phèo" cũng không ngoại lệ. Nhân đạo từ bát cháo hành chan chứa tình yêu thương, từ khát khao có một cuộc sống vợ chồng hạnh phúc giản dị, từ tình thương cảm của những con người cùng đinh trong xã hội dành cho nhau, từ khát khao muốn được lương thiện của cái kẻ tưởng chừng như đã hóa thành ma qủy... và, nhân đạo từ chính những giá trị hiện thực của câu chuyện. Vậy thì cớ gì phải bỏ một tác phẩm sâu sắc như vậy khỏi chương trình SGK? Hỏi rằng, tác phẩm nào xứng đáng hơn dành cho các em học sinh? 

    Có câu rằng: "nếu không trải qua khổ đau, thì không hiểu được khoảnh khắc hạnh phúc tuyệt vời đến thế nào!" Nếu không giáo dục cho các em học sinh biết được (chứ chưa nói là hiểu và cảm nhận được) hiện thực cuộc sống những năm tháng đã qua, làm sao các em biết trân trọng giá trị cuộc sống hiện tại các em đang có? Xã hội bây giờ đã quá nhanh để dành cho sự lắng nghe, suy ngẫm; đã quá nhiều những chi phối bởi đủ đầy vật chất, tinh thần. Vậy nên, câu nói "ai cho tao lương thiện" nếu không phải là câu của Chí Phèo, là lời văn các em được phân tích, được suy ngẫm, được học hỏi từ những hàm ý đằng sau đó nữa thì sẽ trở thành câu nói từ chính miệng các em thốt lên khi bước vào cuộc đời! :)

    Cập nhật bởi tranduongls93 ngày 13/12/2017 11:29:45 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn grovegroup vì bài viết hữu ích
    DT_DA (14/12/2017)
  • #478338   14/12/2017

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 143 lần


    Cái mà văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung mang đến cho con người không phải là sự phân tích trần trụi, rạch ròi đúng sai mà hơn cả đó chính là sự rung động trong cảm xúc. Với mình, hầu hết các tác phẩm của Nam Cao đều chạm đến trái tim của con người. Một số tác phẩm như Lão Hạc, Đời Thừa… còn khiến mình cảm giác uất nghẹn bởi nó nói lên những điều thật nhất, những nỗi đau tận cùng nhất mà con người cố chôn giấu hoặc không thể nói ra. Và trong cuộc sống vẫn luôn tồn tại những nỗi khổ tâm như thế. Văn học là phạm trù nghệ thuật, do đó không thể và không nên áp đặt những lý luận xã hội để đánh giá một cách chủ quan phiến diện.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thuylinh2311 vì bài viết hữu ích
    Dong_Bich (14/12/2017) DT_DA (14/12/2017)
  • #478356   14/12/2017

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Đọc còm 3 bạn bên trên đúng ý mình quá, nghe nói đề xuất này là của con trai nhà văn Kim Lân, cũng thú vị phết đấy.

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dong_Bich vì bài viết hữu ích
    DT_DA (14/12/2017)
  • #478374   14/12/2017

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Chí Phèo đã “sống” qua nhiều thập kỷ, đi vào chương trình sách giáo khoa văn học của thời nay để trở thành hình tượng tiêu biểu của một nghệ thuật văn học hiện thực và sâu xa hơn nữa, biểu tượng của một thời kỳ lịch sử… Đa số các bạn học sinh đều thích thú với tác phẩm này và hầu như dù có học đã lâu nhưng hầu hết ai nấy đều nhớ cốt truyện và cảm xúc của tác phẩm đem lại.

    Theo quan điểm của mình thì không nên bỏ tác phẩm này ra khỏi chương trình Ngữ văn, không phải ngẫu nhiên mà tác phẩm này đã được viết từ lâu, nhân vật thì hình tượng “xấu xí” và lối sống tha hoá, nhưng lại có giá trị nghệ thuật, lưu giữ trong sách giáo khoa tới bây giờ. Mình cũng cực kỳ thích tác phẩm Chí phèo bởi cách khắc hoạ hình tượng, tính cách nhân vật, làm nổi bật lên hoàn cảnh xã hội, nông thôn Việt Nam những năm 1945 đầy bất công và áp bức. Trong xã hội nào cũng đều có bất công, có những “Bá Kiến, Chí phèo” chẳng qua là họ sống khác thời đại. Vì vậy hãy nhìn tác phẩm này bằng khía cạnh văn học chứ không phải bằng lối sống và đạo đức.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tieukhanh95 vì bài viết hữu ích
    thuylinh2311 (14/12/2017)
  • #478376   14/12/2017

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Mình nghĩ không nên bỏ tác phẩm này ra khỏi sách giáo khoa, vì dù là lý dó gì, dù dở hay xấu thì nó cũng mang ý nghĩa giáo dục trong đó, thể hiện được bộ mặt xã hội. Có thấy được những cái dở, cái xấu thì mới biết trân trọng những cái hay, cái đẹp.

    Riêng mình thấy tác phẩm này cực hay, không nên bỏ

     
    Báo quản trị |  
  • #478386   14/12/2017

    thambui94
    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 36 lần


    Theo ý kiến cá nhân của mình thì không nên bỏ tác phẩm này ra khỏi chương trình giáo dục. Tác phẩm này là một tác phẩm hay và đáng để truyền tải lại cho giới trẻ.

    Nó hay bởi vì phản ánh được chân thật, gần gũi hình ảnh của con người trong xã hội ngày xưa và thậm chí là cả ngày nay. Hay vì ý nghĩa được gửi gắm sau vào nó. Cuối truyện Chí Phèo đã phải thốt lên một câu: "Ai cho tôi lương thiện?". Phản ánh mơ ước của Chí cũng như bao người khác muốn lương thiện, muốn làm lại cuộc đời nhưng vì cái xã hội đó đã vùi dập, trà đạp và ép họ phải làm những điều xấu xa.

    Không phải tự nhiên mà một tác phẩm được chọn trong chương trình giáo dục của học sinh, có những tác phẩm đã trở thành bất hù và việc bỏ hay không thì không phải nói là có thể làm ngay lập tức.

     
    Báo quản trị |  
  • #478391   14/12/2017

    hkhduy
    hkhduy
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2014
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 7238
    Cảm ơn: 186
    Được cảm ơn 139 lần


    Việc bỏ hay không bỏ "Chí phèo" ra khỏi sách giáo khoa các bên đều có lý lẽ riêng của mình. Nhìn rộng hơn một chút thì thấy việc dạy và học văn hiện nay ở nhà trường cũng chỉ gói gọn ở các tác phẩm trong sách giáo khoa, mà thực ra việc dạy và học văn học không nên chỉ với vài tác phẩm như thế, do đó việc bỏ hay không bỏ "Chí phèo" không còn quan trọng nữa, quan trọng là ngoài những gì được dạy trong sách giáo khoa, học sinh cần được tạo điều kiện và môi trường để tìm hiểu những tác phẩm khác. Để điều nhận được sau khi học văn không phải là "thuộc" những chi tiết, sự việc trong một tác phẩm, mà là khả năng cảm thụ cái đẹp, cái nhân văn trong văn học.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hkhduy vì bài viết hữu ích
    NhomNHCH (25/12/2017)
  • #478396   14/12/2017

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 136 lần


    Báo chí bây giờ cũng nhiều cái hay mà nhiều cái tai hại. "Cải cách tiếng Việt", "Bỏ Chí Phèo" thực ra là sản phẩm của báo chí chứ không phải của ai cả. Mỗi người có một quan điểm và họ có quyền nói ra ý kiến của họ như vịêc Ông PGS Bùi Hiền đề xuất sửa tiếng Vịêt, đó là vịêc của ổng. Tôi cũng có thể đề xuất một cái gì đó vấn đề là báo chí biến những ý kiến cá nhân thành vấn đề toàn xã hội rồi bàn tán, thảo luận, chửi bới, công kích. Mất thời gian của rất nhiều nguời.

    Còn nói về bỏ Chí Phèo vì nó không phù hợp thì nên bỏ luôn học lịch sử luôn

     
    Báo quản trị |  
  • #478480   14/12/2017

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Chí Phèo hay hay dở là tùy quan điểm, cảm nhận văn học của mỗi người, nhưng sự thật là truyện phản ánh rất chân thực thực trạng xã hội của một giai đoạn lịch sử, điều này khiến truyện có ý nghĩa và đáng giảng dạy cho học sinh. Bỏ Chí Phèo rồi chắc chỉ còn nước thay bằng ngôn tình cẩu huyết mới vừa lòng cả thiên hạ

     
    Báo quản trị |  
  • #478499   14/12/2017

    maithanhloivn
    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    CHÍ PHÈO là một tác phẩm văn học hay, nó không những phản ánh đúng thực tại xã hội lúc bấy giờ mà còn để lại nhiều bài học quý giá cho xã hội. Do đó, với ý kiến riêng của bản thân mình thì không nên bỏ “Chí phèo” ra khỏi chương trình lớp 11.

     
    Báo quản trị |  
  • #478508   14/12/2017

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Mình nghĩ đây là một tác phẩm văn học nghệ thuật rất hay và có ý nghĩa cao rộng. Nó đã phản ánh được một cái nhìn cho một xã hội bất công và một tình yêu "đẹp" của những người bị xã hội đó cho là "xấu". Do đó, theo mình thì hãy cứ để tác phẩm này lại, vì thế hệ trẻ phải biết được cái hay trong tác phẩm "chí phèo" của Nam Cao mà làm người sau này. P/S khi học phổ thông mình thích tác phẩm này nhất.

     
    Báo quản trị |  
  • #478528   15/12/2017

    thungan991995
    thungan991995
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2017
    Tổng số bài viết (133)
    Số điểm: 1130
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 9 lần


    Theo mình, đã là tác phẩm văn học được Bộ giáo dục đưa vào sách giáo khoa và đã qua quá trình kiểm duyệt thì tất yếu đây phải là tác phẩm chứa đựng giá trị nhân văn cần được giáo dục. Do đó, theo quan điểm của mình thì tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao không cần ra khỏi chương trình lớp 11.

     
    Báo quản trị |  
  • #478545   15/12/2017

    haianh1648
    haianh1648
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2017
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1821
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 44 lần


    Đây là tác phẩm mình thích nhất ở Ngữ văn 11. Hình như là tác phẩm duy nhất mình học nghiêm túc, vẫn nhớ cụ Bá Kiến hơn người ở tiếng cười. Bỏ đi thì thấy thật đáng tiếc.

     
    Báo quản trị |  
  • #478553   15/12/2017

    minhlong3110
    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 158 lần


    Các nhà đề xuất thân mến! Làm ơn, đọc lại định nghĩa môn Ngữ Văn rồi hãy đưa ra đề xuất, hãy tư duy và suy nghĩ theo hướng văn học để thấy được giá trị cốt lõi của từng tác phẩm văn học, để cho học sinh nó có cái nhìn xuyên suốt xã hội Việt Nam qua các thời kỳ dưới góc nhìn văn học,

    Nội dung cốt lõi của tác phẩm "Chí Phèo"

    "Từ bát cháo hành nóng hổi của Thị Nở, Chí Phèo ‘hồi sinh’ với mối tình đầy bản năng của con người và nỗi khao khát làm người lương thiện. Thế nhưng, bà cô của Thị Nở đã ngăn cản, hay nói cách khác, chính xã hội từ chối con đường trở về của Chí Phèo. Tuyệt vọng, Chí Phèo tìm đến Bá Kiến, người đã đưa hắn từ 1 người nông dân bình thường trở thành tên tù tội, thành nỗi sợ hãi của làng Vũ Đại. Chí Phèo giết Bá Kiến rồi tự sát."

    Chứ đừng đem những tác phẩm văn học ra hiểu theo tư suy Xã Hội Học, nó cục bộ lắm các ông ạ. Cái cần đề xuất để cho cái nền giáo dục này phát triển xứng tầm là thay đổi phương pháp dạy và học. Cho nên hãy nghĩ ra cái gì mới thay thế hay hơn đi rồi hãy đề xuất bỏ cái cũ nhé.

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    Báo quản trị |  
  • #478564   15/12/2017

    Không biết người đề xuất này có thù hằn gì với nền văn học Việt Nam hay với tác giả của tác phẩm Chí Phèo vậy không biết. Một tác phẩm ghi tạc trong trí nhớ thời học sinh của mình, đọc các tác phẩm tương tự như Số đỏ, Chị Dậu, Chí Phèo, Lão Hạc... Toàn những tác phẩm kinh điển của nền văn học nước ta, nó miêu tả chân thực lại cuộc sống của một thời phong kiến để nhìn lại, nhắc nhở con người chúng ta biết lối sống thối nát ngày xưa mà phấn đấu vượt lên để có một cuộc sống tốt đẹp hơn thế. Tại sao lại đề xuất bỏ đi. Hết vụ chữ teen cod giờ chuyển qua bỏ luôn cả một tác phẩm giá trị như vậy. Chào thua.

     
    Báo quản trị |  
  • #478574   15/12/2017

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 72 lần


    Từ khi nào mà một tác phẩm văn học lại đem ra phân tích rách ròi, áp đặt cho nó những vấn đề xã hội và rồi quy kết, đề xuất rút khỏi chương trình sách giáo khoa trong khi nó đã xuất hiện và tồn tại trong lòng nhiều, rát nhiều người đọc từ trước nên nay. Chả nhẽ cứ dở, xấu thì loại bỏ hết.

     
    Báo quản trị |  
  • #478591   15/12/2017

    shochu
    shochu

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/11/2017
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 10 lần


    Chẳng qua Chí phèo phản ánh đúng hiện thực xã hội bây giờ thôi, mọi người ngẫm có đúng không

    Từng câu từng chữ của cụ Nam cao đắt như thế nào, cứ áp vào bây giờ có thấy nó giống nhau không

    Cụ Bá đòi bỏ anh Chí đi thì cũng có cái lý của cụ

     

     
    Báo quản trị |  
  • #478606   15/12/2017

    Theo mình cảm nhận Chí phèo là 1 tác phẩm rất hay và có ý nghĩa. nội dung tác phẩm phản ánh đúng hiện thực năm 1945 và vịêc đưa tác phẩm vào sách giáo khoa là hợp lý. Không có lý do gì để loại bỏ nó khỏi chương trình sách giáo khoa của thế hệ trẻ cả.

     
    Báo quản trị |  
  • #478678   15/12/2017

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Chí Phèo là một trong những tác phẩm hiện thực phê phán mình yêu thích nhất thời cấp 3 cho đến tận bây giờ bởi lẽ nó không chỉ miêu tả trần trụi cuộc sống thời đó mà còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Bất cứ thời đại bất công nào cũng sẽ sản sinh ra những "Chí Phèo” như thế, như một lẽ tất nhiên. Điều đó để giúp chúng ta hiểu và huớng đến xây dựng một xã hội không còn bất công, không còn phân biệt giai cấp giàu nghèo, để không một Chí Phèo ra đời nữa. Đó là giá trị đích thực của tác phẩm mang lại.

     
    Báo quản trị |