Để Triết học không còn là nỗi ám ảnh của sinh viên

Chủ đề   RSS   
  • #439654 25/10/2016

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Để Triết học không còn là nỗi ám ảnh của sinh viên

    >>> Vì sao Dân Luật phải học Triết?

    Triết học là nỗi ám ảnh của nhiều bạn sinh viên, ngay cả đối với những bạn là sinh viên Luật – là những người cần phải học tốt môn này là nền tảng lý luận để phục vụ cho các môn học Luật sau này.

    Để Triết học không còn là nỗi ám ảnh của sinh viên

    Vậy làm gì để không còn ám ảnh môn Triết học? Mình sẽ giúp các bạn làm chuyện đó!

    Trước tiên, bạn phải hiểu thế nào là chủ nghĩa duy tâm, thế nào là chủ nghĩa duy vật.

    Duy tâm là bạn coi trọng ý thức hơn vật chất, xem ý thức có vai trò quyết định vật chất, kiểu như chỉ cần có niềm tin là có thể sống được.

    Còn duy vật là bạn coi trọng vật chất hơn ý thức, xem vật chất có vai trò quyết định vật chất, điển hình là câu nói “Có thực với vực được đạo”

    Từ đó, có khái niệm “duy vật biện chứng”, đó là mọi sự vật tồn tại luôn có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau và nó có vai trò quyết định ý thức.

    Phép biện chứng duy vật gồm 2 nguyên lý, 3 quy luật và 6 cặp phạm trù:

    2 nguyên lý: mối liện hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển

    - Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:

    Mọi sự vật, hiện tượng tồn tại luôn có mối quan hệ tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau, không có sự vật hiện tượng nào mà chỉ tồn tại một cách độc lập, tách rời nhau, từ đó, rút ra được bài học thực tế:

    + Muốn nhận xét đúng một sự việc hoặc sự vật, hiện tượng cần phải xem xét chúng ở các mặt, các phương diện và yếu tố để đánh giá chính xác, tránh quan điểm phiến diện, chỉ nhìn vào một sự việc mà đánh giá chung cho toàn bộ. Điển hình đó là câu chuyện “Thầy bói xem voi”

    + Đồng thời, cần phải đặt các sự việc hoặc sự vật, hiện tượng đó trong những điều kiện hoàn cảnh lịch sử khác nhau để đánh giá. Điển hình là khi đưa ra bản án cho một kẻ phạm tội trộm cắp cần phải xem xét rằng tiền sử của người đó đã từng phạm tội hay chưa, nếu chưa thì lý do gì mà người đó phạm tội, có thể vì lý do đang túng thiếu cần tiền chữa bệnh cho con để thực hiện hành vi chẳng hạn, từ đó mới xem xét giảm án thích hợp cho người này.

    - Nguyên lý về sự phát triển:

    Mọi sự vật, hiện tượng luôn tồn tại trong trạng thái vận động và phát triển theo đường xoắn ốc, cái mới ra đời thay thế cái cũ, trên cơ sở cái cũ. Nhận thức được nguyên lý này, bạn phải hiểu rằng mọi thứ luôn cần phải có thời gian tích lũy, khi tích lũy đạt đến một mức độ nhất định thì đòi hỏi bạn phải bước tiến lên một bậc mới, tiến bộ hơn, phát triển hơn.

    Từ đó cần phải tránh tâm lý ù lì, không chấp nhận sự phát triển như một quy luật tất yếu hoặc nôn nóng, chưa tích lũy đủ mà đã muốn tiến lên bậc mới.

    3 quy luật: Quy luật lượng – chất, quy luật mâu thuẫn và quy luật phủ định của phủ định

    - Quy luật lượng – chất: Chỉ ra cách thức của sự vận động và phát triển

    Lượng là cái thường xuyên biến đổi, còn chất là cái tương đối ổn định, lượng biến đổi đến một mức độ nhất định sẽ chuyển hóa thành chất mới thay thế chất cũ.

    Trong quy luật này có dùng một số từ như “độ”, “bước nhảy”, “điểm nút”. Cụ thể: Độ là khoảng giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật, điểm nút là thời điểm mà tại đó, sự thay đổi về lượng đủ để làm thay đổi về chất của sự vật và bước nhảy là chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật.

    Lấy một ví dụ cụ thể cho các bạn về quy luật này như sau:

    Sinh viên tích lũy một lượng kiến thức đủ mới trở thành cử nhân. Trong đó: lượng là lượng kiến thức phải đạt được, chất là sinh viên. Độ là từ năm 1 đến năm 4, còn điểm nút chính là năm 1 và năm 4,  bước nhảy chính là từ sinh viên lên cử nhân. Lúc này, chất là cử nhân.

    Rút ra bài học thực tế: Cần phải tích lũy đủ về lượng thì mới có thể thay đổi về chất, tránh tư tưởng nóng vội chưa tích lũy đủ về lượng đã muốn thay đổi về chất (chưa học xong đã muốn đi làm công việc mình đang học) hoặc bảo thủ, trì trệ khi đã tích lũy đủ về lượng nhưng lại không muốn thay đổi về chất (học xong rồi nhưng lại không muốn đi làm)

    - Quy luật mâu thuẫn: Chỉ ra nguồn gốc của sự vận động và phát triển

    Trong mỗi sự vật, hiện tượng hay quá trình nào đó luôn chứa đựng những mặt, khuynh hướng đối lập nhau tạo thành những mâu thuẫn bên trong bản thân sự vật, hiện tượng đó. Và sự thống nhất, đấu tranh giữa các mặt đối lập này là nguồn gốc tạo nên sự vận động và phát triển, dẫn đến cái mới ra đời thay thế cái cũ.

    Vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển, nên cần phải phân tích, sự vật, hiện tượng để tìm ra những mâu thuẫn trong các mặt, khuynh hướng và mối liên hệ giữa chúng mà giải quyết, tránh việc điều hòa các mâu thuẫn đó.

    Đơn cử là câu chuyện không biết thì phải học.

    - Quy luật phủ định của phủ định:

    Cái mới ra đời thay thế cái cũ nhưng trên nền tảng kế thừa cái cũ. Cái mới này trong quá trình phát triển tiếp theo lại dần trở nên cũ, lỗi thời nên nó lại bị phủ định bởi một cái mới cao hơn. Cứ như thế mà thông qua số lần phủ định kế tiếp nhau mà sự vật, hiện tượng sẽ phát triển không ngừng theo đường xoắn ốc.

    Điển hình là văn bản pháp luật mới ra đời luôn dựa trên nền tảng của văn bản pháp luật cũ, giữ lại những điểm hay của văn bản pháp luật cũ, đồng thời bãi bỏ những điểm chưa hay, chưa tốt để thay thế bằng điểm mới hay hơn, tốt hơn tại văn bản pháp luật mới.

    Rút ra được bài học thực tế: Cái mới ra đời là tất yếu, cái mới thay thế cái cũ, nhưng dựa trên nền tảng cái cũ, tránh phủ định sạch trơn cái cũ hoặc là không đón nhận sự ra đời của cái mới.

    6 cặp phạm trù: Cái riêng và cái chung; Nguyên nhân và kết quả; Tất nhiên và ngẫu nhiên; Nội dung và hình thức; Bản chất và hiện tượng; Khả năng và hiện thực

    Cái riêng và cái chung: Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình.

    Ví dụ: mỗi con người là một thực thể riêng biệt, phân tích kỹ bên trong mỗi con người đều có những điểm chung như đều có khối óc có thể điều khiển được hành vi của mình và trái tim cảm nhận được thế giới xung quanh.

    Nguyên nhân và kết quả: Nguyên nhân sinh ra kết quả nên nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả, nguyên nhân như thế nào sẽ sinh ra kết quả như thế ấy.

    Ví dụ: Gieo nhân nào thì gặt quả nấy.

    Tất nhiên và ngẫu nhiên: Tất nhiên vạch ra đường đi cho mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên, tất nhiên quy định ngẫu nhiên, đồng thời, ngẫu nhiên bổ sung cho tất nhiên. Do vậy trong thực tế phải căn cứ vào cái tất nhiên, chứ không phải căn cứ vào cái ngẫu nhiên, nhưng cũng không được bỏ qua cái ngẫu nhiên, không tách rời cái tất nhiên ra khỏi cái ngẫu nhiên.

    Ví dụ: Để đạt được kết quả tốt trong học tập thì chăm chỉ, siêng năng học tập là điều tất nhiên, nhưng nhưng đến ngày thi thì bị vấn đề về sức khỏe làm kết quả thi thấp là điều ngẫu nhiên.

    Nội dung và hình thức: Nội dung và hình thức có mối liên hệ thống nhất, gắn bó chặt chẽ lẫn nhau. Không có nội dung nào mà lại không có hình thức, cũng không có một hình thức nào lại không chứa nội dung. Nội dung quyết định hình thức và hình thức cũng tác động trở lại đối với nội dung. Hình thức phù hợp sẽ thúc đẩy nội dung phát triển và ngược lại.

    Ví dụ: Nội dung một quyển sách như thế nào thì mới quyết định phải làm trang bìa như thế nào, nếu như nội dung vui nhộn nhưng trang bìa có cách bố trí tiêu đề và màu bìa là gam màu buồn thì không thể tạo sự hứng khởi cho người đọc quyết định đọc quyển sách đó.

    Bản chất và hiện tượng: Bản chất bao giờ cũng biểu hiện ra thành những hiện tượng nhất định, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của một bản chất nhất định. Bản chất quyết định hiện tượng, bản chất như thế nào thì hiện tượng sẽ như thế ấy.

    Ví dụ: bản chất của nước là chất lỏng được thể hiện bằng hiện tượng

    Khả năng và hiện thực: Khả năng và hiện thực tồn tại thống nhất, không tách rời nhau và luôn chuyển hóa lẫn nhau; khả năng trong những điều kiện nhất định sẽ biến thành hiện thực. Vì thế mà trong thực nhận thức và thực tiễn cần dựa vào hiện thực và để khả năng biến thành hiện thực cần phát huy tối đa tính năng động chủ quan của con người trong nhận thức và thực tiễn.

    Ví dụ: Trước mắt, là giấy, bút và thước kẻ là hiện thực thì khả năng có thể tạo ra hộp đựng quà.

    Lý luận nhận thức duy vật biện chứng là nhận thức và thực tiễn

    Thực tiễn là hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử và xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

    Thực tiễn bao gồm hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị xã hội và hoạt động khoa học, trong đó, hoạt động sản xuất vật chất đóng vai trò quyết định, chi phối đối với các hoạt động còn lại. (Có tiền và tài sản rồi thì mới nghĩ đến chuyện đảm bảo ổn định an ninh xã hội và phát triển khoa học là tiền đề để tạo ra của cải, vật chất mới)

    Nhận thức là quá trình phản án tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc của con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm tạo ra tri thức về thế giới khách quan đó. Nhận thức gồm nhận thức cảm tính (cảm giác, tri giác và biểu tượng) và nhận thức lý tính (khái niệm, phán đoán và suy lý)

    Mối liên hệ giữa thực tiễn và nhận thức: Đối với nhận thức, thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và tiêu chuẩn chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức. Thực tiễn là cơ sở và mục đích của nhận thức. Đồng thời, qua hoạt động thực tiễn đem lại cho con người những tài liệu cho nhận thức, giúp nhận thức nắm bắt được bản chất, quy luật vận động của thế giới.

    Ví dụ: Khi học các môn vật lý, hóa học, học sinh thường được tham gia các buổi thí nghiệm song song với các buổi học lý thuyết, các buổi thí nghiệm này chính là thực tiễn để kiểm tra lại đúng đắn của lý thuyết mình vừa học. Đồng thời, trước khi đưa ra các chân lý thì các nhà khoa học đã có quá trình nghiên cứu thực tiễn để đưa ra quy luật.

    Hết phần chủ nghĩa duy vật biện chứng, giờ đến phần chủ nghĩa duy vật lịch sử

    - Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:

    Lực lượng sản xuất là toàn bộ lực lượng được con người sử dụng trong quá trình sản xuất tạo ra của cải, vật chất, bao gồm: người lao động (thể lực, trí lực và sức lao động) và tư liệu sản xuất (tư liệu lao động và đối tượng lao động)

    Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất, bao gồm quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức và quản lý, quan hệ phân phối. (ai nắm quyền sở hữu thì người đó cũng có quyền tổ chức, quản lý và phân phối)

    Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, cụ thể, trong quá trình sản xuất, lực lượng sản xuất không ngừng phát triển, đến một trình độ nhất định thì quan hệ sản xuất cũ đã lỗi thời, cần phải đổi mới để phù hợp với lực lượng sản xuất mới. Quan hệ sản xuất cũng có tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất, nếu phù hợp nó sẽ là động lực để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, bằng không sẽ kiềm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.

    Ví dụ: nguyên nhân tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa của các nước Đông Âu đó chính là không có sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, và ở nước ta cũng vậy, đã mắc phải sai lầm nóng vội, chủ quan duy ý chí, duy trì quá lâu quan hệ sản xuất bao cấp tập trung dân chủ, dẫn đến người lao động ỷ lại, trì trệ trong lao động sản xuất, không phát huy được sáng kiến mới thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Sau này, tại Đại hội Đảng lần thứ VI, chúng ta mới dám nhìn thẳng nhìn đúng vào vấn đề để giải quyết tình trạng này, tuân thủ theo đúng quy luật.

    - Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng:

    Cơ sở hạ tầng: là toàn bộ các quan hệ sản xuất tác động qua lại lẫn nhau tạo nên cơ cấu kinh tế của xã hội đó. Bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội trước và quan hệ sản xuất mầm mống, trong đó quan hệ sản xuất thống trị đóng vai trò quyết định, chi phối các quan hệ sản xuất còn lại.

    Kiến trúc thượng tầng: là toàn bộ hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội (ý thức chính trị, pháp quyền, tôn giáo) cùng với các thiết chế chính trị xã hội (nhà nước, đảng phái, giáo hội) tương ứng được hình thành trên cơ sở kiến trúc thượng tầng nhất định.

    Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có mối liên hệ thống nhất với nhau, trong đó, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, song kiến trúc thượng tầng cũng tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng.

    Ví dụ: Tầng lớp nào nắm giữ quyền lực về kinh tế thì cũng sẽ nắm giữ quyền lực về chính trị xã hội.

    - Tồn tại xã hội và ý thức xã hội:

    Tồn tại xã hội: Toàn bộ đời sống vật chất của xã hội và những điều kiện sinh hoạt vật chất của nó, bao gồm: môi trường tự nhiên, điều kiện dân số.

    Ý thức xã hội: toàn bộ những quan điểm, tư tưởng, tâm tư, tình cảm, tập tục truyền thống…của xã hội phản ánh lại tồn tại xã hội ở từng giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, bao gồm: ý thức xã hội thông thường, ý thức lý luận (tâm lý xã hội và hệ tư tưởng)

    Tồn tại xã hội có trước, nó sinh ra và quyết định ý thức xã hội. Tồn tại xã hội như thế nào sẽ sinh ra ý thức xã hội như thế ấy, tức là người ta không thể tìm nguốc gốc tư tưởng trong đầu óc con người mà phải tìm nó trong chính tồn tại xã hội.

    Ví dụ: Mình không thể tìm ra ý tưởng để viết bài này khi không có sự tồn tại những ám ảnh khi học môn này của các bạn sinh viên.

    Các hình thái kinh tế xã hội

    Lịch sử xã hội đã trải qua 5 hình thái kinh tế xã hội, bao gồm:

    - Hình thái kinh tế xã hội công xã nguyên thủy.

    - Hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ.

    - Hình thái kinh tế xã hội phong kiến

    - Hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa tư bản

    - Hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa xã hội

    Mỗi hình thái kinh tế xã hội khác nhau sẽ tương ứng với lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất khác nhau, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng khác nhau.

    Như vậy, về cơ bản các bạn sinh viên chỉ cần nắm những nội dung cơ bản sau:

    1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

    2. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng

    Vật chất, ý thức, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, ý nghĩa phương pháp luận

    3. Phép biện chứng duy vật

    2 nguyên lý: nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển

    3 quy luật: Quy luật lượng chất; quy luật mâu thuẫn và quy luật phủ định của phủ định.

    6 cặp phạm trù: Cái riêng và cái chung; Nguyên nhân và kết quả; Tất nhiên và ngẫu nhiên; Nội dung và hình thức; Bản chất và hiện tượng; Khả năng và hiện thực

    Lý luận nhận thức duy vật biện chứng

    4. Chủ nghĩa duy vật lịch sử

    - Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

    - Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

    - Tồn tại xã hội và ý thức xã hội

    5. Các hình thái kinh tế xã hội

    Chúc các bạn học tốt môn này nhé!

    P/S: Học tốt chứ không phải học giỏi nhé, học tốt là hiểu được những gì mình học và vận dụng chúng vào thực tế cuộc sống, còn học giỏi là phải đạt kết quả tốt, 2 cái khác nhau.

     
    585335 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang <1234>
Thảo luận
  • #458238   20/06/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Hồi học còn đi học môn này thấy nó cao siêu làm sao, học nó giống như trên mây, trên mưa ấy, nghe thầy giảng mà giống như nước đổ đầu vịt, đến luc ôn thi thì vật vã mãi mới qua được, nhưng nay ra đi làm, ra trải nghiệm với thực tế đời sống, gặp một số trường hợp thấy, mới thất triết học nó phản ánh đúng quá, nếu ai nắm chắc nền tảng triết học tốt thì trong thực tế sẽ ứng dụng được rất nhiều.

    Cập nhật bởi Trantranglong ngày 21/06/2017 07:29:06 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #460263   07/07/2017

    Dungtran_95
    Dungtran_95
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (137)
    Số điểm: 3681
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 71 lần


    Rất tiếc là môn Triết học này không để lại được gì trong bộ não của mình cả, :-P, học từ thời còn năm nhất, thầy giảng cũng không hiểu gì hết, qua đươc môn này cũng là may mắn lắm rồi. Mọi người bảo môn Triết rất quan trọng đối với những người học luật, học triết mới biết cách suy luận, nắm bắt bản chất vấn đề, ấy vậy mà mình lại dốt nhất môn học quan trọng này là sao :-P

     
    Báo quản trị |  
  • #461960   20/07/2017

    Đây là môn học mà gây nỗi ám ảnh cho nhiều sinh viên nhất, vì ai cũng bảo rằng nó "khó". Thật ra bản thân mình lúc trước cũng thấy áp lực đối với học này. Tuy nhiên, có nhiều bạn lại cảm thấy thích và học rất tốt môn này. Một điểm chung mình nhận ra ở các bạn học tốt môn này đó là các bạn không cầm sách và học thuộc lòng như cách mọi người vẫn hay làm. Cho nên theo mình, môn học này "khó" là vì học chưa đúng cách, nó cần hiểu chứ không phải là thuộc lòng, hôm nay thuộc ngày mai lại quên. 

     
    Báo quản trị |  
  • #462699   27/07/2017

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Ai học đại học có lẽ cũng từng ít nhất một lần cảm thấy sợ hãi với môn này, lý do chủ yếu là vì môn này quá nhiều kiến thức mang tính chất "hàn lâm", cảm thấy không gần gũi thực tế để mình có thể dễ nhớ, dễ áp dụng trong thực tiễn hằng ngày. Muốn sinh viên hết ngán ngẩm với môn triết có lẽ cần một phương pháp dạy hiệu quả hơn thay vì nói lý thuyết 100% từ ngày này qua tháng nọ, rất khó hiểu và khó nhớ!

     
    Báo quản trị |  
  • #462702   27/07/2017

    thanhvan312
    thanhvan312
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (354)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Cũng may mắn là từ hồi sinh viên giáo viên dạy triết của trường mình thật sự thả lỏng sinh viên và cũng không ép buộc hoặc nhồi nhét quá nhiều những kiến thức khô khan này, Đi thi thì cũng được sử dụng tài liệu và qua môn dễ dàng, nhưng hình như không phải giáo viên dạy triết trường nào cũng dễ dàng giống như trường mình, nhiều sinh viên những trường khác mình thấy thi mãi không qua và môn này giống như là một trong những môn học chua chát nhất thời sinh viên

     
    Báo quản trị |  
  • #470286   10/10/2017

    phankhanhgiang1999
    phankhanhgiang1999

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/10/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Những nguyên lí cơ bản Mác-Leenin ( bài tập tư duy)

    Có ý kiến cho rằng ông A có thể tự tao ra những mối liên hệ cho bản thân. Điều này có đối lập với tính khách quan của mối liên hệ hay không ? ( con người không thể xây dựng hay phá vỡ các mối liên hệ mà chỉ có thể vận dụng chúng )

     
    Báo quản trị |  
  • #470308   10/10/2017

    yenlinh2010
    yenlinh2010
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2017
    Tổng số bài viết (309)
    Số điểm: 2473
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 56 lần


    Hồi còn học cấp 3 nộp hồ sơ thi đại học 1 là luật 2 là triết học chỉ vì mấy năm liền thi hsg giáo dục công dân nên học nhiều quá thành ra cũng hơi thích thích, nhưng sau khi quyết định thi luật rồi lên đại học học triết thấy nản, coi như quyết định chọn luật là đúng đắn hơn :) 

     
    Báo quản trị |  
  • #471136   16/10/2017

    haianh1648
    haianh1648
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2017
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1821
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 44 lần


    Đối với mình triết học vẫn là nỗi ám ảnh, học lại 3 4 lần, qua môn trầy trật, vấn đề của mình nằm ở chỗ mình không có tư duy mạch lạc, nên hình dung tư tưởng triết học hết sức khó khăn, đến năm cuối đại học vẫn đi nâng điểm triết, dù sao cũng cảm ơn bài viết của bạn nhé, mình ra trường rồi, vẫn sợ triết lắm.

     
    Báo quản trị |  
  • #472729   29/10/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 200
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Re

    Đa số các bạn sinh viên vừa vào giảng đường đại học đã bị ảnh hưởng cho rằng triết học rất nhàm chán, từ đó ảnh hưởng đến tâm lý khi học môn này. Thực sự nếu sinh viên chịu khó tiếp thu thì triết học là một môn học rất hay, thâm Thuý, đặc biệt là với sinh viên luật. Triết học là nền tảng cho khả năng phân tích, so sánh và lập luận sau này của người học luật.
     
    Báo quản trị |  
  • #477638   07/12/2017

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1397)
    Số điểm: 11672
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 208 lần


    Triết học (Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - LêNin) là một môn học có ý nghĩa vô cùng quan trọng và được xem là nền tảng cho các bạn học ngành luật. Bởi tinh thần mà pháp luật Việt Nam xây dựng có thể nhìn thấy có hệ tư tưởng của Triết học trong đó. Và tư duy pháp lý cho một sinh viên luật cũng xuất phát từ nền tảng đó mà ra.

    Triết học luôn là một nỗi ám ảnh lớn đối với mỗi bạn sinh viên, và tất nhiên các bạn sinh viên ngành luật cũng thế. Nhưng do tính chất đặc thù của ngành mà các bạn sinh viên luật đang theo học, theo mình nghĩ thì các bạn hãy nên cố gắng đọc kỹ và tìm hiểu sâu vào. Nó sẽ giúp ích cho các bạn trong các môn học chuyên ngành sau này đó. Mà nếu tìm hiểu kỹ, thì mình thấy nó cũng hay đó chứ.

     
    Báo quản trị |  
  • #478510   14/12/2017

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1397)
    Số điểm: 11672
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 208 lần


    Mình cũng thuộc trường hợp giống với đứa em của bạn Leehi đó. Hồi ngày xưa học tới môn đó thì chán/ngán/trầm tư/thụ động/học cho xong/... nhưng sau khi đã có một khoản thời gian trải nghiệm với cuộc sống, mình thấy nguyên lý của Mác - lê nin đã hiện diện trong cuộc sống. Giờ nghĩ lại mới thấy hay và muốn nghiên cứu.

     
    Báo quản trị |  
  • #478541   15/12/2017

    haianh1648
    haianh1648
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2017
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1821
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 44 lần


    Khả năng hình dung trừu tượng của mình kém nên mình không thể nào tư duy được những môn học như Triết. Học đi học lại vẫn vậy, ám ảnh đến tận lúc đi làm, mặc dù mình làm việc liên quan đến ngành luật nhưng vẫn rất sợ môn này

     
    Báo quản trị |  
  • #479718   25/12/2017

    yenlinh2010
    yenlinh2010
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2017
    Tổng số bài viết (309)
    Số điểm: 2473
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 56 lần


    Đúng là triết học là môn học đáng nhớ của thời sinh viên, có thể nói đây là môn học gây sợ hãi cho nhiều sinh viên, mỗi trường ra đề thi cũng khác có trường cho đề đóng có trường lại cho đề mở. Nhưng sinh viên mà chú tâm chắc không rớt môn này được.

     
    Báo quản trị |  
  • #479738   25/12/2017

    pukachi_kw
    pukachi_kw

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2017
    Tổng số bài viết (112)
    Số điểm: 995
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 33 lần


    Theo mình thì để học tốt môn triết học thì ngoài việc tiếp thu tốt những bài giảng trên lớp phải thường xuyên tìm kiếm thông tin trên báo chí và trên mạng để bổ sung thêm những kiến thức mới. Vì triết học là một môn rất khô khan và khó hiểu, phải liên hệ thực tế và thường xuyên trau dồi kiến thức mới có thể học tốt bộ môn này. Ngoài ra, hình thức thảo luận theo nhóm rất tốt cho việc hiểu sâu về các vấn đề triết học. Các bạn có thể tự làm các đề tài nghiên cứu về triết học mà không cần sự nhắc nhở của giảng viên. Lúc nghe giảng chúng ta nên tốc kí tất cả lời thầy cô giảng rồi về nhà soạn lại và học luôn, vì môn này bạn phải hiểu rõ bạn mới học được, có nhiều khái niệm, định nghĩa chỉ có một câu mà dài cả 5 dòng, phải hiểu và thuộc chính xác từng từ một.

     
    Báo quản trị |  
  • #480864   01/01/2018

    thambui94
    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 35 lần


    Mình rất nhiều bạn sinh viên sợ môn triết học, nói học môn đó giống như nghe giảng kinh thánh nhưng lại không phải là người theo đạo, nên không hiểu gì cả. Cái gì là duy tâm, duy vật, phương pháp luận,....? Và rất nhiều khái niệm khác. Nhiều bạn nghe đến triết học thôi là đã sợ, giống như một nỗi ám ảnh vậy.

    Với mình, triết học là một môn khá hay hoặc cũng có thể là do thầy cô dạy mình. Khi học triết mình thấy có rất nhiều điều thú vị, ngay cả câu hỏi con gà hay quả trứng có trước cũng khiến cho mọi người bàn luận rất sôi nổi và đưa ra rất nhiều quan điểm, và lý do nào cho quan điểm của mình cũng rất thiết thực. 

    Muốn một môn học thực sự không phải là nỗi ám ảnh của sinh viên thì các thầy cô nên có phương pháp dạy theo hình tượng, ví dụ cụ thể, đưa ra những điều gũi với cuộc sống thì sinh viên sẽ dễ hiểu và dễ tiếp nhận hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #481054   03/01/2018

    grovegroup
    grovegroup

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (63)
    Số điểm: 570
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 17 lần


    Thêm 1 vài VD cho các bạn dễ học:

    - Nguyên lý về sự phát triển: “Thất bại là mẹ thành công”.

    - Quy luật lượng – chất: “Tức nước vỡ bờ”.

    - Quy luật mâu thuẫn:  “Điển tích về cái mâu và cái thuẫn”.

    - Quy luật phủ định của phủ định: “tre già măng mọc”, “hậu sinh khả úy”.

    - Tất nhiên và ngẫu nhiên: “Người tính không bằng trời tính”, “Vạn vật tùy duyên”.

    - Nội dung và hình thức: “Trông mặt mà bắt hình dong/ con lợn có béo thì lòng mới ngon”

    - Bản chất và hiện tượng: Nước chảy chỗ trũng.

    - Khả năng và hiện thực: Câu chuyện bó đũa.

     
    Báo quản trị |  
  • #481250   05/01/2018

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1397)
    Số điểm: 11672
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 208 lần


    Đây là môn học mà hầu hết các ngành đều phải bắt buộc học và là điều kiện để ra trường. Tuy nhiên, như tên gọi của nó, đây là một mang tính chất "Triết học" nên rất khó tiếp thu nên rất nhiều bạn sinh viên gặp khó khăn với nó và còn xem đó như là một môn học kinh khủng nhất. Tuy nhiên, đây là một môn học rất quan trọng và có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống (đặc biệt đối với dân chính trị/luật nói riêng và các khối ngành khoa học xã hội nói chung), nên các bạn sinh viên hãy nên cố gắng với môn học này nhé!

     
    Báo quản trị |  
  • #481260   05/01/2018

    tuantulaw
    tuantulaw
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2017
    Tổng số bài viết (141)
    Số điểm: 2847
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 34 lần


    Môn triết là một môn khá là đơn giản, chỉ là do cách dạy của giảng viên còn khô khan, điều này khiến cho sinh viên không có hứng thú để tiếp nhận nó vào chứ không phải quá khó để tiếp nhận - một sinh viên học kém môn triết cho hay!

     
    Báo quản trị |  
  • #481266   05/01/2018

    Triết học là thế giới quan của một người về một sự vật, hiện tượng hay rộng hơn đời sống xã hội, ban đầu nó có thể chỉ là cách nhìn nhận cuộc sống của một số ít người nhưng sau đó đã thể hiện được tính đúng đắn, được công nhận rộng rãi và xây dựng thành học thuyết để phục vụ cho một mục đính gì đó . Thế giới xung quanh ta muôn hình vạn trạng, những xu thế của xã hội qua các thời kì lịch sử cũng thay đổi liên tục, sinh ra vô số những học thuyết. Tuy nhiên, trong chúng ta, mỗi người mỗi có cách nghĩ, cách nhìn nhận cuộc sống riêng, do vậy việc chúng ta cảm thấy khó khăn khi tiếp thu những triết lí của người khác cũng không có gì lạ cả. Vậy nên mình nghĩ, không nhất thiết phải biết hết người ta nói gì mà chỉ cần hiểu thông điệp người ta muốn truyền tải là đủ.

     
    Báo quản trị |  
  • #483823   31/01/2018

    Lilynguyen1608
    Lilynguyen1608
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2017
    Tổng số bài viết (286)
    Số điểm: 4109
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 56 lần


    Môn triết học là một môn khó, khó ở những khái niệm, những phạm trù và quy luật của nó từ đó  nó tạo cho sinh viên một cách nhàm chám và khó tiếp thu được những phạm trù của nó. Nhưng các bạn cũng phải hiểu rằng Triết học là một kho tàn kiến thức để ta vận dụng thực tiễn vào cuộc sống hằng ngày và nó cũng là một nền tảng của mọi lập luận thực tiễn.

    Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc.

     
    Báo quản trị |