Vừa qua, đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn ĐBQH TPHCM đã đề nghị Quốc hội cần quyết liệt xem xét tăng lương theo Nghị quyết của Trung ương cũng như đảm bảo tiền lương tối thiểu vùng theo quy định.
Tăng lương cho khu vực nhà nước và tăng lương tối thiểu vùng cho khu vực nhà nước
Qua báo cáo của Chính phủ xoay quanh các vấn đề lao động, việc làm và những hạn chế, yếu kém tồn tại hiện nay chưa giải quyết được, đại biểu bày tỏ thống nhất với Báo cáo của Chính phủ đánh giá về các vấn đề này, đặc biệt là những trọng tâm của Chính phủ đặt ra để cuối năm nay và những năm tiếp theo cần đầu tư tập trung.
Đối với vấn đề tiền lương, đại biểu hoàn toàn thống nhất với đề xuất của Chính phủ trong báo cáo của Chính phủ là cần quyết liệt xem xét tăng lương theo Nghị quyết của Trung ương cũng như đảm bảo lương tối thiểu vùng theo quy định.
Tuy nhiên đại biểu đề nghị xem xét tăng lương phải sớm hơn. Bởi vì chỉ số CPI của Chính phủ đánh giá không tương đồng với đời sống thực tiễn của người lao động, dẫn đến vấn đề tiền lương của người lao động không đủ sống.
Theo đại biểu tiền lương của cán bộ, công chức ở Thành phố Chí Minh có thể cầm cự được là nhờ có Nghị quyết 54 và Nghị quyết 98 giúp cho người cán bộ, công chức và người lao động trong khu vực Nhà nước có thêm khoản thu nhập tăng thêm.
Tuy nhiên, nhóm của công chức ở những tỉnh, ngành, khu vực khác không có điều kiện được thu nhập tăng thêm thì không thể vượt qua được.
Đối với tiền lương tối thiểu vùng của người lao động, đại biểu cho rằng, nếu như chúng ta cứ lần lữa và để cho người lao động tự cầm cự với nguồn thu nhập của mình như hiện nay thì người lao động cũng không thể tiếp tục bám trụ tại các thành phố lớn, họ buộc phải quay trở về địa phương - nơi sinh sống và trưởng thành để quay lại với các nghề nghiệp cũ.
Do đó, đại biểu đề xuất Chính phủ cần xem xét và chỉ đạo sớm có các chủ trương liên quan đến tăng lương, trong đó tăng lương cho khu vực nhà nước và tăng lương tối thiểu vùng cho khu vực lao động sản xuất, từ đó mới giúp cho người lao động, tạo niềm tin để họ tiếp tục bám trụ vào sản xuất tại các vùng tập trung đông các khu công nghiệp, khu chế xuất như Thành phố Hồ Chí Minh.
Tăng lương cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang bình quân 7%/năm
Theo Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, những năm qua, mặc dù khó khăn trong đại dịch COVID-19.
Chính phủ đã đẩy mạnh tăng thu, tiết kiệm chi, trích lập quỹ tiền lương đến nay được khoảng 560 nghìn tỷ đồng bảo đảm đủ nguồn để cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW năm 2018 từ ngày 01/7/2024 trong 3 năm 2024 - 2026.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong năm 2025, Chính phủ sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với khu vực công theo Nghị quyết số 27-NQ/TW năm 2018 của Trung ương từ ngày 01/7/2024.
Đồng thời, Chính phủ cũng tiếp tục điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, chính sách tiền lương đối với khu vực doanh nghiệp theo quy định.
Từ năm 2025 trở đi, tiếp tục điều chỉnh tiền lương tăng bình quân 7%/năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang cho đến khi mức lương thấp nhất bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng I của khu vực doanh nghiệp.