Đề nghị có chế tài xử phạt đối với văn bản và cơ quan ban hành VBQPPL kém hiệu quả, gây dư luận, đi ngược Hiến pháp

Chủ đề   RSS   
  • #261414 15/05/2013

    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    Đề nghị có chế tài xử phạt đối với văn bản và cơ quan ban hành VBQPPL kém hiệu quả, gây dư luận, đi ngược Hiến pháp

    Đề nghị thành lập cơ quan giám sát các luật được ban hành bởi Quốc hội. 

    Đề nghị ban hành quy chuẩn, chế tài xử lý cá nhân, cơ quan, tổ chức thuộc Chính phủ bản hành văn bản qppl trái với luật của Quốc hội.

    Đề nghị ban hành quy chuẩn, chế tài xử lý cá nhân, cơ quan, tổ chức thuộc Bộ bản hành văn bản qppl trái với Nghị định Chính phủ. 

    Đề nghị ban hành quy chuẩn, chế tài xử lý cá nhân, cơ quan, tổ chức thuộc HĐND, UBND các cấp bản hành văn bản qppl trái với Nghị định Chính phủ.  

    (Ví dụ: Nghị định 71 về xe "chính chủ mới đây, gây nên dư luận rất xấu; Nghị định về mũ bảo hiểm buộc người tiêu dùng phải nhận biết được mũ thật mũ giả v.v... rất rất nhiều các dẫn chứng cho thấy một loại vbqppl ban hành đều vấp phải dư luận hoặc là không khả thi, đành phải tạm hoãn, đình chỉ. Một số vbqppl ban ra còn không thống nhất với vbqppl trên của nó.)

    Đề nghị hãy xử lý những văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật. Quy trách nhiệm cho người đứng đầu chịu trách nhiệm đối với văn bản do cơ quan mình ban hành!

    Có như thế thì mới thực sự là thượng tôn pháp luật, văn minh dân chủ, công bằng và tiến lên được.

     
    7102 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn anhminhnguyen vì bài viết hữu ích
    songdehoivahoc (01/06/2013) longquochan (15/05/2013) nguyenkhanhchinh (15/05/2013) themiracle (15/05/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #261421   15/05/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    Nghị định số40/2010/NĐ-CP Về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật, thực chất mới chỉ có một chức năng "thảo gỡ", "bỏ xuống" v.v... những văn bản lỗi.

    Thế còn vấn đề do các văn bản lỗi đó được ban hành mà gây thất thoát ngân quỹ của Nhà nước, gây thiệt hại cho tổ chức, các nhân, gây sự mất thời gian và thậm chỉ đôi lúc cản trở đến các thủ tục hành chính, đời sống dân sinh v.v...~~~~~~>>> thì sao không có CHẾ TÀI XỬ PHẠT cái văn bản đó. 

    Đề nghị quy cho một văn bản là 1 đối tượng có thể bị xử phạt. Và đồng thời với một văn bản được ban hành, đề nghị quy trách nhiệm cho người chịu trách nhiệm toàn bộ với văn bản đó. Người đó là người ký văn bản.

     

     

    CHÍNH PHỦ 
    _______

    Số: 40/2010/NĐ-CP

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    __________________

    Hà Nội, ngày  12  tháng  4  năm 2010

     

     

    NGHỊ ĐỊNH

    Về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật

    _________

     

    CHÍNH PHỦ

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

    Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

    Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm  2004;

    Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008;

    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

     

    NGHỊ ĐỊNH:

    Chương I
    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh

    1. Nghị định này quy định về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là văn bản) và xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp ban hành.

    2. Văn bản được kiểm tra, xử lý theo quy định tại Nghị định này gồm:

    a) Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;

    b) Thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

    c) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân.

    3. Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật; văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể thức và nội dung như văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, người không có thẩm quyền tại Bộ, ngành và địa phương ban hành cũng được kiểm tra, xử lý theo quy định tại Nghị định này.

    Điều 2. Mục đích kiểm tra văn bản

    Việc kiểm tra văn bản được tiến hành nhằm phát hiện những nội dung trái pháp luật của văn bản để kịp thời đình chỉ việc thi hành, hủy bỏ, bãi bỏ, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật, đồng thời, kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xác định trách nhiệm của cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

    Điều 3. Nội dung kiểm tra văn bản

    Nội dung kiểm tra văn bản là việc xem xét, đánh giá và kết luận về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản theo các nội dung được quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008 (sau đây gọi tắt là Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật) và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004 (sau đây gọi tắt là Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân).

    Văn bản hợp hiến, hợp pháp là văn bản bảo đảm đủ các điều kiện sau đây:

    1. Ban hành đúng căn cứ pháp lý.

    a) Có căn cứ pháp lý cho việc ban hành;

    b) Những văn bản làm căn cứ pháp lý đó đã được ký ban hành, thông qua vào thời điểm ban hành văn bản được kiểm tra.

    2. Ban hành đúng thẩm quyền.

    Thẩm quyền ban hành văn bản bao gồm: thẩm quyền về hình thức và thẩm quyền về nội dung.

    a) Thẩm quyền về hình thức là việc cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản theo đúng hình thức đã được quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân;

    b) Thẩm quyền về nội dung là việc cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản phù hợp với thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật.

    3. Nội dung của văn bản phù hợp với quy định của pháp luật.

    a) Văn bản được ban hành theo thẩm quyền phải phù hợp với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên;

    b) Văn bản quy phạm pháp luật không quy định lại các nội dung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khác và bảo đảm thống nhất giữa văn bản hiện hành với văn bản mới được ban hành của cùng một cơ quan;

    c) Văn bản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ khác ban hành phải phù hợp với văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực đó;

    d) Quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân phải phù hợp với nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

    Văn bản do các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành phải bảo đảm yêu cầu không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    4. Văn bản được ban hành đúng trình tự, thủ tục, thể thức và kỹ thuật trình bày theo quy định của pháp luật.

    Cập nhật bởi anhminhnguyen ngày 15/05/2013 08:33:45 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #261430   15/05/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Về xử lý trách nhiệm người ban hành văn bản "tào lao" cũng đã có rồi đấy bạn, nhưng việc thực thi nó thì còn phải xét nhiều, bởi tay trái khó lòng cầm dao đâm vào tay phải:

    Điều 34. Xem xét, xử lý trách nhiệm đối với người, cơ quan ban hành văn bản trái pháp luật

    1. Việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ trái pháp luật của văn bản và hậu quả của nội dung trái pháp luật gây ra đối với xã hội và trên cơ sở tính chất, mức độ lỗi của cơ quan, người đã ban hành, tham mưu ban hành văn bản đó.

    2. Việc xem xét trách nhiệm tập thể, trách nhiệm cá nhân được thực hiện như sau:

    a) Cơ quan ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật phải tổ chức việc kiểm điểm, xác định trách nhiệm của tập thể và báo cáo cơ quan cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật, đồng thời, xem xét trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật;

    b) Cán bộ, công chức trong quá trình tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, thông qua văn bản có nội dung trái pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ lỗi và nội dung trái pháp luật của văn bản, phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về kỷ luật cán bộ, công chức.

    Thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ, công chức thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;  

    c) Trường hợp cán bộ, công chức có hành vi vi phạm trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị đề nghị xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

    Pháp luật Việt Nam hiện này còn nhiều văn bản quy định một đằng nhưng thi hành một nẽo; thuật ngữ trong văn bản còn gây nhiều cách hiểu khác nhau.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    anhminhnguyen (15/05/2013) longquochan (15/05/2013)
  • #261432   15/05/2013

    themiracle
    themiracle
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2013
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 4057
    Cảm ơn: 287
    Được cảm ơn 268 lần


    Chưa biết tội thế nào nhưng lỗi thì có rồi đấy

    -Gây hoang mang trong dư luận

    -Làm mất ổn định xã hội

    -Làm ảnh hưởng đến niềm tin của dân vào chính sách của nhà nước

    Luật ban hành tào lao là tự đánh mất sự nghiêm minh của pháp luật, đáng xử  nhưng mà ai xử?

    the uncertainty

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn themiracle vì bài viết hữu ích
    longquochan (15/05/2013) anhminhnguyen (15/05/2013)
  • #261470   15/05/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    Cảm ơn các bạn đã tham gia đóng góp! Em nghĩ về vấn đề này, nếu như dư luận đồng thuận cao, thì thiết nghĩ nên cực lực đóng góp, vận động Nhà nước xây dựng các khung pháp lý chuẩn cho vấn đề này, và phải hết sức cực lực yêu cầu, thúc giục nhà nước, vận dụng báo chí thông tin để cho một yêu cầu tất yếu sẽ trở thành hiện thực trong một tương lai không xa!

     
    Báo quản trị |  
  • #263096   22/05/2013

    phantantai2012
    phantantai2012
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2013
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1177
    Cảm ơn: 108
    Được cảm ơn 110 lần


    Chào bạn anhminhnguyen !

    Đ ngh thành lp cơ quan giám sát các lut được ban hành bi Quc hi.

    Ở Nước ta,Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, đại diện cho quyền lực của người dân VN (trong đó có chúng ta).Không lẽ bạn không biết? Người dân thông qua quốc hội thực hiền quyền làm chủ của mình bằng công tác lập pháp (soạn luật);giờ bạn lại yêu cầu lập cơ quan kiểm soát quốc hội .

    Đ ngh ban hành quy chun, chế tài x lý cá nhân, cơ quan, t chc thuc Chính ph bn hành văn bn qppl trái vi lut ca Quc hi.

    Đề nghị ban hành quy chuẩn, chế tài xử lý cá nhân, cơ quan, tổ chức thuộc Bộ bản hành văn bản qppl trái với Nghị định Chính phủ. 

    Đề nghị ban hành quy chuẩn, chế tài xử lý cá nhân, cơ quan, tổ chức thuộc HĐND, UBND các cấp bản hành văn bản qppl trái với Nghị định Chính phủ”

    tôi không biết là tôi hiểu đúng ý bạn không ? chế tài như thế nào? Cho đến khi bạn giải thích khi tham gia thảo luận tại “ Kiến nghị sửa đổi Thông tư08/2013/TT-BCT vì trái luật” thì tôi biết tôi đã hiểu đúng ý bạn.

    Bạn viết :

    “Các bạn không hiểu vấn đề thực chất ở đây là gì à? Vấn đở đây là phải đề ra văn bản, quy định, căn cứ, cơ sở pháp lý, chế tài xử phạt đối tượng, người đại diện cho đối tượng cơ quan tổ chức (ở đây là Bộ Công thương) đã ban hành văn bản trái luật thì phải bị phạt tiền, hạ bậc đối với thủ trưởng ký văn bản đó, thậm chí kỷ luật. Đây mới chính là điều đáng để nói./.”

    Theo ý bạn, chúng ta phải ra văn bản QPPL quy định : Phạt tiền, hạ bậc những cớ quan đã ra văn bản QPPL “kém hiệu quả,gây dư luận,đi ngược hiến pháp”.

    -Các cơ quan mà bạn đề nghị xử phạt chính là các cơ quan công quyền. Toàn bộ kinh phí hoạt động của họ là trích từ ngân sách quốc gia, do chính chúng ta đóng góp. Họ làm sai tại sao lấy tiền của chúng ta đi đóng phạt.không thể phạt cá nhân được vì đây là pháp nhân (cơ quan), người của pháp nhân làm sai thì pháp nhân phải chịu trách nhiệm.

    Tiền phạt thu được phải nộp vào ngân sách. Như vậy, nếu bị phạt thì lấy tiền từ ngân sách nộp; Sau khi thu tiền phạt thì nộp vào ngân sách.

    -"Hạ bậc" như thế nào ? Bộ Công Thương là cấp Bộ thì hạ xuống cấp gì ?

     -Quốc hội là cơ quan quyền lực cao mhất theo hiến pháp, thành lp cơ quan giám sát các lut được ban hành bi Quc hi là vi hiến.

     

     

     

    Cập nhật bởi phantantai2012 ngày 22/05/2013 09:05:48 CH Cập nhật bởi phantantai2012 ngày 22/05/2013 06:34:10 SA Cập nhật bởi phantantai2012 ngày 22/05/2013 06:31:03 SA

    HỌC , HỌC NỮA , HỌC MÃI, HỘC .......MÁU !

     
    Báo quản trị |  
  • #263338   23/05/2013

    minhthao1980
    minhthao1980

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2013
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 761
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 59 lần


    Chào mọi người !

    Tôi nghĩ không chế tài được bằng tiền thì quy định chế tài bằng cách khác như là nếu ra VB sai, trái thì coi như năm đó những người có liên quan không hoàn thành nhiệm vụ công chức (mất tiền thưởng, chậm tăng lương...) ; tái phạm thì chuyện sang làm ở vị trí ít quan trong hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #270753   21/06/2013

    long1504
    long1504

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:21/06/2013
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Có lẽ vì chưa xử phạt nên hiện tượng này vẫn còn thể hiện qua công văn cấm xây nhà kiểu châu âu mới đây

     
    Báo quản trị |  
  • #271678   25/06/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    Nếu vậy thì nhiều bác xin từ chức để bảo vệ an toàn tính mạng đấy bạn.hehe

     
    Báo quản trị |  
  • #271875   26/06/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 150
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    Chào mọi người !

    Có thể để tránh tình trang ban hành VB QPPL sai trái, chính phủ đã giao bộ Tư Pháp chịu trách nhiệm chính đề xuất, ban hành VB QPPL.

     
    Báo quản trị |