Đấu trộm nước sạch từ công ty cung cấp nước bị xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #597002 11/01/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Đấu trộm nước sạch từ công ty cung cấp nước bị xử lý thế nào?

    Vụ việc xảy ra những ngày gần đây khi một hộ gia đình đấu trộm nước của công ty cung cấp nước sạch sông Đà được xác định là lớn nhất từ trước tới nay khi tổng thiệt hại mà công ty này yêu cầu bồi thường lên đến 01 tỷ đồng.
     
    Cụ thể, khi vào cuối tháng 12/2022 khi công ty này đang rà soát lại đường dây dẫn nước thì phát hiện có đường ống đấu dẫn vào nhà dân gần đó.
     
    Hiện chưa tính toán thiệt cụ thể và sẽ đưa cho cơ quan công an điều tra. Bên cạnh việc phải bồi thường thiệt hại thì người đấu trộm còn bị xử lý ra sao?
     
    dau-trom-nuoc-sach-tu-cong-ty-cung-cap-nuoc-bi-xu-ly-the-nao?
     
    1. Phạt tiền hành vi đấu trộm nước sông Đà
     
    Mặc dù, chưa thể khẳng định hành vi đấu trộm nước sông Đà có bị đi tù không vì cần xem xét đến mức độ thiệt hại và kết luận của cơ quan công an cùng chuyên gia giám định thiệt hại.
     
    Dù vậy, từ những dấu hiệu trên, có thể thấy, hành vi lén lút đấu trộm nguồn nước của hộ gia đình này ít nhất cũng đã vi phạm điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác.
     
    Do đó, người này có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng - 3.000.000 đồng khi có hành vi trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản.
     
    Ngoài ra, người có hành vi trộm nước sông Đà còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi đấu trộm nước sông Đà làm thất thoát tài sản của doanh nghiệp này.
     
    Đồng thời, yêu cầu buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi đấu trộm nước sông Đà.
     
    Theo đó, vì hộ gia đình sử dụng nước trộm được xác định là cá nhân nên mức phạt tiền sẽ giao động từ 02 triệu đến 03, trường hợp đối với doanh nghiệp có hành vi như trên thì mức phạt tăng gấp 2 lần.
     
    2. Đấu trộm nước sông Đà có thể truy cứu tội trộm cắp tài sản
     
    Trong trường hợp người đấu trộm nước sông Đà làm thiệt hại trên 02 triệu đồng thì có thể bị cơ quan điều tra truy tố hình sự về tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:
     
    (1) Phạt tù từ 06 tháng - 03 năm 
     
    Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 02 triệu đồng - dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm:
     
    - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm.
     
    - Đã bị kết án về tội này hoặc về một số tội khác tại Bộ luật Hình sự 2015 nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
     
    - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
     
    - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
     
    - Tài sản là di vật, cổ vật.
     
    (2) Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm
     
    - Có tổ chức.
     
    - Có tính chất chuyên nghiệp.
     
    - Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng - dưới 200 triệu đồng.
     
    - Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm.
     
    - Hành hung để tẩu thoát.
     
    - Tài sản là bảo vật quốc gia.
     
    - Tái phạm nguy hiểm.
     
    (3) Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm
     
    - Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng - dưới 500 triệu đồng.
     
    - Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
     
    (4) Phạt tù từ 12 năm - 20 năm
     
    - Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên.
     
    - Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
     
    Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 triệu đồng - 50 triệu đồng.
     
    Như vậy, theo như công ty cung cấp nước sông Đà cho biết theo điều tra ban đầu người đấu trộm nước gây thiệt hại ước lượng đến 01 tỷ đồng thì theo như khung hình phạt tội trộm cắp tài sản thì con số này đã là kịch khung vì thế có thể bị truy cứu hình sự từ 12 năm đến 20 năm tù.
     
    1034 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/01/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #597652   29/01/2023

    Đấu trộm nước sạch từ công ty cung cấp nước bị xử lý thế nào?

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà bạn đã chia sẻ! Hành vi đấu trộm nước sạch từ công ty cung cấp nước có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc nặng hơn là xử lý hình sự tùy vào mức độ nghiêm trọng từ thiệt hại của hành vi này.

     
    Báo quản trị |