Đấu thầu rộng rãi và mua sắm trực tiếp trong đấu thầu?

Chủ đề   RSS   
  • #557798 14/09/2020

    Đấu thầu rộng rãi và mua sắm trực tiếp trong đấu thầu?

    Kính thưa luật sư,

    Em thực hiện đấu thầu mua sắm hàng hóa theo hình thức Mua sắm trực tiếp (theo Luật đấu thầu 43, Nghị Định 63...)

    Khi đoàn thanh tra kiểm tra thì em bị bắt lỗi tại sao lại Mua sắm trực tiếp mà không chọn hình thức Đấu thầu rộng rãi.

    Có văn bản nào bắt buộc phải chọn hình thức Đấu thầu rộng rãi không ạ

    Trân trọng

     
    2138 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chautrangthietbi@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/09/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #559236   29/09/2020

    tuanhh18
    tuanhh18
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2020
    Tổng số bài viết (151)
    Số điểm: 815
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Theo quy định pháp luật về đấu thầu thì trường hợp áp dụng đấu thầu hạn chế là khi gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu; trường hợp áp dụng chỉ định thầu là trường hợp quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 33 Luật đấu thầu 2013 (không bao gồm mua sắm trực tiếp). Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm trực tiếp được thực hiện theo quy định tại Điều 60 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, theo quy định về quy trình này có thể hiểu rằng việc mua sắm trực tiếp sẽ áp dụng hình thức đầu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu.
     
    Báo quản trị |  
  • #559246   29/09/2020

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (807)
    Số điểm: 5428
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 85 lần


    ĐẤU THẦU RỘNG RÃI: Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự. Đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho các gói thầu, dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này, trừ trường hợp quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật Đấu thầu 2013.

    MUA SẮM TRỰC TIẾP: Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác. Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: a) Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó; b) Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó; c) Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó; d) Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.

     
    Báo quản trị |