Dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự trong lĩnh vực chứng khoán?

Chủ đề   RSS   
  • #578598 28/12/2021

    mibietchi
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hà Tĩnh
    Tham gia:25/05/2014
    Tổng số bài viết (148)
    Số điểm: 1190
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 67 lần


    Dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự trong lĩnh vực chứng khoán?

    Lĩnh vực chứng khoán không còn là một lĩnh vực mới lại tại Việt Nam. Thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ cũng dẫn tới xảy ra nhiều hành vi vi phạm pháp luật. Có những hành vi chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng cũng có những hành vi có thể bị xử lý hình sự.
     
    Bộ luật Hình sự 2015 dành 4 điều, từ Điều 209 đến Điều 212 để quy định về các hành vi tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán, gồm: Điều 209, Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán; Điều 210, Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán; Điều 211, Tội thao túng thị trường chứng khoán; Điều 212, Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán.
     
    Các hành vi phạm tội liên quan đến hoạt động chứng khoán có thể chia làm ba nhóm hành vi chính, cụ thể:
     
    Nhóm 1 bao gồm các hành vi tác động đến thị trường chứng khoán thông qua sử dụng thông tin trên thị trường chứng khoán như: lợi dụng việc có được thông tin nội bộ hoặc đưa ra các thông tin không có thật hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán để thu lợi bất chính hoặc gây thiệt hại cho các nhà đầu tư được quy định cụ thể tại Điều 209, 210 Bộ luật hình sự 2015.
     
    Nhóm 2 bao gồm các hành vi cụ thể thao túng thị trường chứng khoán để thu lợi bất chính hoặc gây thiệt hại cho các nhà đầu tư như: 
    (i) Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng với người khác để liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; 
    (ii) Đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua, bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo; 
    (iii) Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường; 
    (iv) Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán; 
    (v) Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó; 
    (vi) Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán. 
    Các hành vi vi phạm này được quy định tại Điều 211 Bộ luật hình sự 2015
     
    Nhóm 3 bao gồm hành vi làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán nhằm thu lợi bất chính được quy định cụ thể tại Điều 212 Bộ luật hình sự 2015.
     
     
    377 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #578644   28/12/2021

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1955)
    Số điểm: 12993
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Có thể thấy rằng các hành vi phạm tội trên đây để lại hậu quả vô cùng lớn đối với thị trường chứng khoán. Hành vi của người vi phạm có thể tác động một cách tiêu cực đến thị trường và tầm ảnh hưởng của nó là rất rộng khi có thể bao phủ các nhà đầu tư chứng khoán.

     
    Báo quản trị |  
  • #578669   29/12/2021

    Dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự trong lĩnh vực chứng khoán?

    Theo quan điểm của mình thì với các tội liên quan tới chứng khoán không nhất thiết phải đặt ra trường hợp phải gây ra thiệt hai cho người khác hoặc nhằm mục đích thu lợi bất chính thì mới vi phạm quy định tại Điều này. 

    Cu thể như quy định tại Điều 209 Bộ luật Hình sự 2015 Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán 
     
    1. Người nào cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức thị trường, đăng ký, lưu ký, bù trừ hoặc thanh toán chứng khoán thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: 
     
    a) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng; 
     
    b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; 
     
    c) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán mà còn vi phạm. 
     
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: 
     
    a) Có tổ chức; 
     
    b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên; 
     
    c) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 3.000.000.000 đồng trở lên; 
     
    d) Tái phạm nguy hiểm. 
     
    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 
     
    4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: 
     
    a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng; 
     
    b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng; 
     
    c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. 
     
    Với trường hợp tại Điểm c Khoản 1 thì sẽ không cần gây ra thiệt hại hay có thu lợi bất chính thì nếu cố ý mà đã từng vi phạm bị xử phạt hành chính thì vẫn sẽ phạm tội  này như bình thường. 
     
    Báo quản trị |