Những ngày qua, các clip, hình ảnh về đoàn người ở Hà Nội có hành vi dắt xe máy đi ngược chiều "qua mặt" cảnh sát giao thông. Hành vi mang tính chất đối phó khi có mặt cảnh sát giao thông.
Luật điều chỉnh hành vi này như thế nào?
Khoản 1 Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định, người tham gia giao thông phải đi về bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống đèn, biển báo hiệu đường bộ.
Điểm g khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt 300.000 đến 400.000 đồng đối với hành vi: điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà.
Nhận định của một số cá nhân mà mình tìm hiểu được như sau:
Đối với trường hợp này, để xử phạt hành vi CSGT phải chứng minh có vi phạm khi đang tham gia giao thông như không đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều… trước khi họ xuống dắt xe. Nếu người vi phạm không thừa nhận thì CSGT có thể chứng minh bằng camera hình ảnh, người làm chứng…
Hơn nữa nếu trường hợp dắt xe máy mà gây cản trở giao thông như dắt giữa đường, băng ngang qua đường, gây ùn ứ cục bộ,... thì CSGT có thể nhắc nhở, tuyên truyền hoặc có thể xử phạt về hành vi cản trở này.
Nhưng cá nhân tôi vẫn nên cụ thể thực trạng của hành vi này VÀ XỬ LÝ THÍCH ĐÁNG với hành vi đi ngược chiều và không đúng làn đường của mình.
Ý kiến của bạn thì sao?