Đặt tên nước ngoài cho hàng Việt Nam có vi phạm pháp luật?

Chủ đề   RSS   
  • #589611 12/08/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2137)
    Số điểm: 74851
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1598 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Đặt tên nước ngoài cho hàng Việt Nam có vi phạm pháp luật?

    Thời đại ngày càng phát triển, nhu cầu về hàng hóa, sản phẩm của người tiêu dùng càng lớn và càng khắt khe hơn. Người tiêu dùng có nhiều tiêu chí khi lựa chọn một sản phẩm, ví dụ như: thương hiệu, chất lượng sản phẩm, giá thành, mẫu mã,… Vì thế, việc đặt tên cho sản phẩm cũng là một tiêu chí giúp cho người tiêu dùng nhớ đến. Việc đặt tên không chỉ để phân biệt các loại hàng hóa, sản phẩm với nhau mà còn là nét riêng biệt của nhà sản xuất. Vậy một sản phẩm được sản xuất ở Việt Nam có thể đặt tên theo tiếng nước ngoài được hay không?

    Theo nhu cầu của người tiêu dùng, mà các sản phẩm, hàng hóa trên thị trường cũng ngày càng chỉn chu về mặt mẫu mã và chất lượng. Vậy để một sản phẩm mang theo tiếng nước ngoài nhưng lại sản xuất tại Việt Nam liệu có hợp pháp?

    Căn cứ tại Điều 11 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định về tên hàng hóa phải ở vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn hàng hóa. Chữ viết tên hàng hóa phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa.

    Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tự đặt. Tên hàng hóa không được làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng và thành phần của hàng hóa.

    Trường hợp tên của thành phần được sử dụng làm tên hay một phần của tên hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng, trừ trường hợp chất phụ gia dùng để tạo màu sắc, hương, vị mà màu sắc, hương, vị đó ghi kèm theo tên hàng hóa thì không phải ghi định lượng.

    Đặt tên nước ngoài cho hàng Việt Nam có vi phạm pháp luật?

    Trên thị trường nước ta hiện nay, nhiều hàng hóa ưa chuộng được nhập khẩu từ nước ngoài. Việc gia tăng này được dựa trên xu hướng của người tiêu dùng, họ tin dùng các mặt hàng đến từ nước ngoài hơn. Bởi lẽ, họ cho rằng việc hàng hóa được nhập khẩu sẽ chất chượng hơn hàng trong nước.

    Ngoài ra nó còn thể hiện được họ đẳng cấp hơn, từ đó giá trị sản phẩm họ mua về cũng cao hơn.

    Đây cũng đước xem là lý do vì sao một số nhà sản xuất  ngày nay đua nhau đặt tên nước ngoài cho sản phẩm của họ.

    Vậy, việc đặt tên nước ngoài cho sản phẩm có vi phạm pháp luật hay không?

    Căn cứ theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhã hàng hóa thì tên hàng hóa hoàn toàn do cá nhân tổ chức sản xuất ra nó tự mình đặt tuỳ theo sở thích, mong muốn, và cách kinh doanh của mỗi chủ thể chỉ cần tên hàng hoá cần phải thể hiện đầy đủ các thông tin được quy định tại Điều 11 của Nghị định 43/2017/NĐ-CP là được.

    Như vậy, việc đặt tên cho hàng Việt Nam bằng tiếng nước ngoài không vi phạm pháp luật nếu tuân thủ đầy đủ thông tin như luật định.

    Việc ghi sai nơi xuất xứ của hàng hóa bị xử lý như thế nào?

    Theo Khoản 7 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam hoặc các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

    Theo đó, căn cứ tại Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ thì phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với các vi phạm tại Khoản 1 Điều này có giá trị dưới 1.000.000 đồng và mức phạt cao nhất là 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên đối với các hành vi vi phạm được quy định tại Khoản 12 Điều 17 Nghị định này.

     
    153 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/08/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận