Thế Vận hội Olympic 2024 vừa được khai mạc vào rạng sáng 27/7. Vậy VĐV đạt huy chương Vàng tại Thế vận hội Olympic 2024 thì được thưởng bao nhiêu tiền? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Xem thêm: Bảng xếp hạng huy chương Olympic 2024 cập nhật mới nhất
(1) Đạt huy chương Olympic 2024 có thể được thưởng bao nhiêu tiền?
Căn cứ Phụ lục I kèm theo Nghị định 152/2018/NĐ-CP có quy định về mức thưởng đối với vận động viên lập thành tích tại các đại hội, giải thi đấu thể thao quốc tế như sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Tên cuộc thi
|
HCV
|
HCB
|
HCĐ
|
Phá kỷ lục
|
Đại hội Olympic
|
350
|
220
|
140
|
+140
|
Đại hội Olympic trẻ
|
80
|
50
|
30
|
+30
|
Đại hội thể thao châu Á
|
140
|
85
|
55
|
+55
|
Đại hội thể thao Đông Nam Á
|
45
|
25
|
20
|
+20
|
Theo đó, có thể thấy, hiện nay với mỗi huy chương vàng Olympic, vận động viên Việt Nam sẽ được thưởng 350 triệu đồng. Con số trên có thể tăng thêm 140 triệu đồng trong trường hợp vận động viên phá kỷ lục.
Ngoài ra, đối với huy chương bạc và huy chương đồng Olympic thì vận động viên sẽ lần lượt được thưởng 220 triệu đồng và 140 triệu đồng. Bên cạnh mức thưởng chung theo quy định như đã nêu trên, các liên đoàn của từng bộ môn cũng thường có những mức thưởng riêng dành cho vận động viên đạt thành tích cao.
Thông tin thêm về vấn đề này, đối với kỳ Olympic 2024, Đoàn thể thao Việt Nam thông báo sẽ tham dự đại hội với 39 thành viên, trong đó có 16 vận động viên, thi đấu ở 11 môn thể thao.
Trong đó còn có các thành viên như: Trưởng đoàn Đặng Hà Việt - Cục trưởng Cục Thể dục thể thao; ông Hoàng Quốc Vinh - trưởng phòng thể thao thành tích cao 1; ông Ngô Ích Quân - trưởng phòng thể thao thành tích cao 2; hai bác sĩ Nguyễn Trọng Hiền và Nguyễn Anh Tuấn. Theo đó, mục tiêu của thể thao Việt Nam là có huy chương Olympic 2024. Vào các ngày 25, 26 và 31/7, các đội tuyển điền kinh, bơi, canoeing và cử tạ sẽ lên đường sang Paris. Trước đó, vận động viên một số môn như judo, cầu lông đã có mặt tại Paris để chuẩn bị cho Thế vận hội.
(2) Nguồn kinh phí dùng để thực hiện được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 152/2018/NĐ-CP có nêu rõ, kinh phí chi trả cho các chế độ quy định tại Nghị định 152/2018/NĐ-CP được bố trí trong dự toán ngân sách thể dục, thể thao hàng năm theo chế độ hiện hành của Nhà nước về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, theo đó:
- Bộ VHTT&DL chi trả tiền lương, tiền hỗ trợ, tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm khi tập huấn, thi đấu ở nước ngoài, chi phí khám, chữa bệnh, tai nạn, tiền trợ cấp và tiền bồi thường theo quy định cho huấn luyện viên, vận động viên đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia; chi tiền thưởng cho huấn luyện viên, vận động viên đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia đạt thành tích thi đấu tại các đại hội, giải thi đấu thể thao quốc tế.
- Các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chi trả tiền lương, tiền hỗ trợ, tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm khi tập huấn, thi đấu ở nước ngoài, chi phí khám, chữa bệnh, tai nạn, tiền trợ cấp và tiền bồi thường theo quy định cho huấn luyện viên, vận động viên thuộc bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý; chi tiền thưởng cho huấn luyện viên, vận động viên đạt thành tích tại các giải thi đấu thể thao quốc gia và các giải thi đấu thể thao của bộ, ngành, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.
Ngoài ra, Nghị định 152/2018/NĐ-CP cũng có nêu rõ, các Quỹ bảo hiểm đảm bảo các chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thuộc nội dung chi của từng quỹ quy định. Việc lập dự toán, chấp hành dự toán và thanh, quyết toán kinh phí thực hiện các chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên quy định tại Nghị định 152/2018/NĐ-CP sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Nhà nước cũng khuyến khích các tổ chức, đơn vị, cá nhân huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác để bổ sung hỗ trợ, khuyến khích huấn luyện viên, vận động viên trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu.
Xem thêm: Bảng xếp hạng huy chương Olympic 2024 cập nhật mới nhất