Đất gia tộc thành đất gia đình tộc trưởng

Chủ đề   RSS   
  • #154403 11/12/2011

    thienvtv

    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:07/12/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Đất gia tộc thành đất gia đình tộc trưởng

    Xin luật gia tư vấn giùm

    Họ tộc nhà tôi có từ trên 250 năm ( tính đến nay đã là đời thứ 11, tôi là đời thứ 9), suốt trong thời gian đó đến nay, nhà thờ họ tôi vẫn tọa lạc trên khuôn viên đất đai mà từ lúc Ngài Thủy Tổ của chúng tôi sáng lập, giấy tờ chứng nhận từ thời xưa đã công nhận như vậy và tất cả con cháu đều biết.

    Đến nay, ông Tộc trưởng ( Trưởng họ) là đời thứ 8 lên làm Trưởng và theo thông lệ từ xưa đến nay mọi giấy tờ của nhà thờ đều lưu giữ tại nhà thờ (từ thời ông nội của ông trưởng họ này kiêm luôn việc cụ Từ chăm sóc nhà thờ và hương khói nên cả gia đình ông lâu nay đều trú ngụ tại đây).

    Từ đây trở đi tất cả con cháu ruột thịt của ông bắt đầu manh nha một ý đồ đen tối, bọn họ âm thầm thủ tiêu mọi giấy tờ chứng nhận đất đai từ thời xưa ( nói chung thì là gia phả và trích lục), do chủ quan nên tất cả con cháu trong phái họ không ai biết mà đề phòng, do sinh sống trên mảnh đất đó lâu nay nên gia đình ông phải có trách nhiệm nộp thuế đất hàng năm và người đứng tên trong biên lai thuế rõ ràng là ông ấy chứ ai vào đây nữa.

    Trong lần giỗ chạp của Nhà thờ vào tháng 8 âm lịch năm 2011, đồng loạt cả gia đình ông ta đứng lên tuyên bố " toàn bộ đất đai và cả ngôi nhà thờ cổ kính đó là của riêng gia đình ông ta do đời ông nội ông ta để lại nên mọi quyền hành đều do con cháu ruột của ông điều hành không ai có ý kiến " , lúc mọi người đều cho là gia đình ông ta nói bậy và yêu cầu đưa giấy tờ trích lục cũ ra để đối chứng thì ông ta bảo giấy tờ thất lạc không có, vì vậy không thể chứng minh đó là đất đai và nhà cửa của chung con cháu trong phái họ, bên cạnh đó ông ta đưa ra bằng chứng là những tờ biên lai nộp thuế bấy lâu nay gia đình ông ta đã nộp để chứng minh đó là đất đai tài sản của ông.

    Lúc này con cháu mới hiểu ra ý đồ đen tối của ông thì đã muộn rồi, chúng tôi không ai cần mảnh đất đó cho riêng mình cả nhưng đó là tài sản chung của ông bà tổ tiên để lại cho con cháu thì đó là tài sản chung để mà phụng thờ hương khói theo đúng phong tục đạo đức của người Việt Nam.

    Hiện nay chúng tôi đang thua lý vì không có bằng chứng trong tay, chúng tôi phải làm sao để thu hồi tài sản đó lại theo đúng nguyên bản là " đất hương hỏa ". Kính nhờ luật gia tư vấn giúp chúng tôi với, chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

     
    8679 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #154840   13/12/2011

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10486)
    Số điểm: 58094
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào bạn
    Việc tranh chấp đấtb hương hỏa rất phức tạp và cam go. Do vậy, đề nghị trong gia tộc nên ngồi lại thương lượng giải quyết cho hợp tình lý. NẾU KO GIẢI QUYẾT ĐƯỢC THÌ CHUYỂN VỤ VIỆC CHO ĐỊA PHƯƠNG HÒA GIẢI. nẾU HÒA GIẢI KO THÀNH THÌ CHUYỂN VỤ VIỆC ĐẾN TÒA ÁN GIẢI QUYẾT BẠN NHÉ
    tHÂN ÁI

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyenNhatTuan vì bài viết hữu ích
    thienvtv (24/12/2011)
  • #155004   14/12/2011

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần
    Lawyer

    #edf5f6;">Điều 670.#edf5f6;"> Di sản dùng vào việc thờ cúng
    #edf5f6;" />

    #edf5f6;">1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

    #edf5f6;">Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.

    #edf5f6;">Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

    #edf5f6;">2. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.
    Căn cứ theo điều luật trên thì nếu không có sự đồng ý của tất cả mọi người thì trưởng tộc không có quyền. 

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn caythongnoel vì bài viết hữu ích
    thienvtv (24/12/2011)
  • #156363   19/12/2011

    thienvtv
    thienvtv

    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:07/12/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Khiếu nại đất hương hỏa

    Họ tộc nhà tôi có từ trên 250 năm ( tính đến nay đã là đời thứ 11, tôi là đời thứ 9), suốt trong thời gian đó đến nay, nhà thờ họ tôi vẫn tọa lạc trên khuôn viên đất đai mà từ lúc Ngài Thủy Tổ của chúng tôi sáng lập, giấy tờ chứng nhận từ thời xưa đã công nhận như vậy và tất cả con cháu đều biết. Đến nay, ông Tộc trưởng ( Trưởng họ) là đời thứ 8 lên làm Trưởng và theo thông lệ từ xưa đến nay mọi giấy tờ của nhà thờ đều lưu giữ tại nhà thờ (từ thời ông nội của ông trưởng họ này kiêm luôn việc cụ Từ chăm sóc nhà thờ và hương khói nên cả gia đình ông lâu nay đều trú ngụ tại đây). Từ đây trở đi tất cả con cháu ruột thịt của ông bắt đầu manh nha một ý đồ đen tối, bọn họ âm thầm thủ tiêu mọi giấy tờ chứng nhận đất đai từ thời xưa ( nói chung thì là gia phả và trích lục), do chủ quan nên tất cả con cháu trong phái họ không ai biết mà đề phòng, do sinh sống trên mảnh đất đó lâu nay nên gia đình ông phải có trách nhiệm nộp thuế đất hàng năm và người đứng tên trong biên lai thuế rõ ràng là ông ấy chứ ai vào đây nữa. Trong lần giỗ chạp của Nhà thờ vào tháng 8 âm lịch năm 2011, đồng loạt cả gia đình ông ta đứng lên tuyên bố " toàn bộ đất đai và cả ngôi nhà thờ cổ kính đó là của riêng gia đình ông ta do đời ông nội ông ta để lại nên mọi quyền hành đều do con cháu ruột của ông điều hành không ai có ý kiến " , lúc mọi người đều cho là gia đình ông ta nói bậy và yêu cầu đưa giấy tờ trích lục cũ ra để đối chứng thì ông ta bảo giấy tờ thất lạc không có, vì vậy không thể chứng minh đó là đất đai và nhà cửa của chung con cháu trong phái họ, bên cạnh đó ông ta đưa ra bằng chứng là những tờ biên lai nộp thuế bấy lâu nay gia đình ông ta đã nộp để chứng minh đó là đất đai tài sản của ông. Lúc này con cháu mới hiểu ra ý đồ đen tối của ông thì đã muộn rồi, chúng tôi không ai cần mảnh đất đó cho riêng mình cả nhưng đó là tài sản chung của ông bà tổ tiên để lại cho con cháu thì đó là tài sản chung để mà phụng thờ hương khói theo đúng phong tục đạo đức của người Việt Nam. Hiện nay chúng tôi đang thua lý vì không có bằng chứng trong tay, chúng tôi phải làm sao để thu hồi tài sản đó lại theo đúng nguyên bản là " đất hương hỏa ". Kính nhờ luật gia tư vấn giúp chúng tôi với, chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #156703   21/12/2011

    hoadainhan1
    hoadainhan1
    Top 150
    Lớp 2

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:08/03/2011
    Tổng số bài viết (586)
    Số điểm: 3773
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 190 lần


    Nếu người đang sử dụng nhà thờ này là tộc trưởng của dòng họ nhà bạn, vậy có gì để chứng minh tộc họ của bạn giao quyền sử dụng cho tộc trưởng hay không ? Nếu không có sự đồng ý nhất trí của tộc họ thuộc các phái thì những người này nên viết đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, việc tranh chấp đất đai, đặc biệt là tranh chấp nhà thờ tộc họ diễn ra rất phức tạp, trước khi làm bạn nên nhờ Luật sư hướng dẫn cho nha.

    Luật sư Nguyễn Hòa, thuộc Văn phòng luật sư NGUYỄN HÒA. ĐT 0903376602

    Địa chỉ: 276 đường Lê Duẩn, Phường Đập Đá, Thị xã An Nhơn, T. Bình Định

    Điện thoại : 0903376602

    Email: luatsuhoa@yahoo.com.vn

    Luật sư sẽ sẵn sàng trực tiếp nhận hồ sơ vụ việc để trợ giúp pháp lý trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.

    Hân hạnh được phục vụ hài lòng quý khách.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoadainhan1 vì bài viết hữu ích
    thienvtv (24/12/2011)
  • #157918   28/12/2011

    manh_lawyer
    manh_lawyer
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2011
    Tổng số bài viết (137)
    Số điểm: 877
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 77 lần


    Tôi xin từ vấn bổ sung như sau:
    1. dòng họ nhà bạn cần thu thập chứng cứ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp của toàn bộ nhà thờ trên nó có thể thể hiện ở các chứng cứ sau:
    - Sự thừa nhận của cộng đồng dân cư, làng xã, những người cao tuổi sinh sống tại đó khẳng định là của dòng họ;
    - Căn cứ vào kết cấu kiến chúc để kết luận điều trên;
    - Căn cứ vào hồ sơ địa chính qua các thời kỳ: dòng họ nhà bạn có thể ra địa chính xã, Văn phòng đăng ký QSD đất để xin trích lục hồ sơ địa chính qua các thời kỳ;
    - Bia cổ, câu đối, hay bất kỳ các tài liệu nào khẳng đỉnh đó là nhà thờ của cả dòng họ chứ ko phải của 1 chi của trưởng họ;
    - Gia phả dòng họ nếu có.....
    2. Nếu dòng họ bạn có giấy tờ chứng minh QSD thuộc cả dòng họ thì căn cứ vào điều 220 BLDS 

    Ðiều 220. Sở hữu chung của cộng đồng

    1. Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, làng, bản, buôn, sóc, cộng đồng tôn giáo và các cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cả cộng đồng.

    2. Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán, vì lợi ích của cộng đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

    3. Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất.
    Để bảo vệ quyền lợi của cả dòng họ. Chúc dòng họ bạn bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình. Thân mến!

    Tư vấn pháp luật miễn phí

    Mr: Mạnh

    Tell: 0986.739.919

    Ym: manhlawyer07@gmail.com

     
    Báo quản trị |