Đáp án tuần 4 cuộc thi tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn TP Hà Nội 2024

Chủ đề   RSS   
  • #616669 23/09/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 543 lần
    SMod

    Đáp án tuần 4 cuộc thi tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn TP Hà Nội 2024

    Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay đã bước vào tuần 4. Vậy án tuần 4 cuộc thi tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2024 thế nào?

    Đáp án tuần 4 cuộc thi tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn TP Hà Nội 2024

    Tuần 4 cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội  2024 sẽ diễn ra từ 8h00 ngày 23/9/2024 đến trước 17h00 ngày 29/9/2024 và cũng là tuần cuối cùng của cuộc thi. Dự kiến thời gian trao giải trong từ ngày 30/10/2024 đến ngày 18/11/2024.Sau đây là đáp án tuần 4 cuộc thi tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn TP Hà Nội 2024 mới nhất:

    Câu hỏi số 1: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đâu là trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc bảo đảm để Nhân dân thực hiện kiểm tra, giám sát?

    A. Tất cả các đáp án.

    Câu hỏi số 2: Theo Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ, số lượng thành viên của Tổ phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình để Nhân dân bàn và quyết định là?

    A. Từ 03 đến 05 thành viên.

    Câu hỏi số 3: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trách nhiệm của Ban chấp hành công đoàn ở doanh nghiệp nhà nước trong việc bảo đảm để người lao động thực hiện kiểm tra, giám sát?

    A. Tất cả đáp án.

    Câu hỏi số 4: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đâu là trách nhiệm của chủ chương trình, chủ đầu tư, ban quản lý chương trình, dự án trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng?

    A. Tất cả các đáp án.

    Câu hỏi số 5: Theo Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ, Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch công tác như thế nào?

    B. Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát cụ thể báo cáo Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị và thông báo đến đối tượng kiểm tra, giám sát khác (nếu có) chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát.

    Câu hỏi số 6: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức thi hành pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn cấp tỉnh, cấp huyện?

    B. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện.

    Câu hỏi số 7: Theo Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ, đâu là phương thức hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng?

    D. Tất cả các đáp án.

    Câu hỏi số 8: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tổ chức hợp lệ khi nào?

    B. Hội nghị được tổ chức hợp lệ khi có ít nhất là hai phần ba tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị hoặc ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu được triệu tập có mặt. Nghị quyết, quyết định của hội nghị được thông qua khi có trên 50% tổng số người dự hội nghị tán thành và nội dung không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.

    Câu hỏi số 9: Theo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, mọi công dân thực hiện dân chủ tại đâu?

    C. Mọi công dân thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn, tại thôn, tổ dân phố nơi mình cư trú.

    Câu hỏi số 10: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, người lao động tại doanh nghiệp nhà nước có thể tham gia ý kiến thông qua một hoặc một số hình thức nào sau đây?

    D. Tất cả các đáp án.

    Câu hỏi số 11: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trường hợp nào dưới đây có thể tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư theo từng cụm dân cư?

    D. Thôn, tổ dân phố có từ 200 hộ gia đình trở lên hoặc có địa bàn dân cư sinh sống không tập trung.

    Câu hỏi số 12: Theo Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước được quy định như thế nào?

    D. Tất cả các đáp án.

    Câu hỏi số 13: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, thời gian niêm yết kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Trưởng ban của Hội đồng nhân dân cấp xã, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp xã tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã, tại nhà văn hóa và các điểm sinh hoạt cộng đồng ở thôn, tổ dân phố là?

    A. Ít nhất là 30 ngày liên tục kể từ ngày niêm yết.

    Câu hỏi số 14: Theo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, phạm vi thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định như thế nào?

    B. Tất cả các đáp án.

    Câu hỏi số 15: Theo Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ, đâu là phương thức hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn?

    A. Tất cả các đáp án.

    Câu hỏi số 16: Theo Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ, thời hạn để Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định công nhận kết quả bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là?

    B. 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định đã được cộng đồng dân cư biểu quyết thông qua.

    Câu hỏi số 17: Theo Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ, thời hạn gửi thông báo triệu tập hội nghị định kỳ trực tiếp đến các hộ gia đình là?

    D. Chậm nhất 05 ngày trước ngày tổ chức hội nghị.

    Câu hỏi số 18: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đâu là nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn?

    D. Tất cả các đáp án.

    Câu hỏi số 19: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động kiểm tra, giám sát thông qua hình thức nào sau đây?

    D. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị.

    Câu hỏi số 20: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, nội dung nào sau đây là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở?

    D. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, vai trò nêu gương của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý, đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố trong việc thực hiện dân chủ và bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở; lấy mức độ thực hiện dân chủ ở cơ sở của chính quyền địa phương cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.

    Đáp án mang tính chất tham khảo

    Nội dung kiểm tra, giám sát của nhân dân là gì?

    Theo Điều 30 Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định về nội dung kiểm tra, giám sát như sau:

    - Công dân kiểm tra việc thực hiện các nội dung mà Nhân dân đã bàn và quyết định. Cụ thể:

    + Chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng trong phạm vi địa bàn cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí, tài sản, công sức.

    + Việc thu, chi, quản lý các khoản đóng góp của Nhân dân tại cộng đồng dân cư ngoài các khoản đã được pháp luật quy định; việc thu, chi, quản lý các khoản kinh phí, tài sản do cộng đồng dân cư được giao quản lý hoặc được tiếp nhận từ các nguồn thu, tài trợ, ủng hộ hợp pháp khác.

    + Nội dung hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư.

    + Bầu, cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

    + Bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.

    + Các công việc tự quản khác trong nội bộ cộng đồng dân cư không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với thuần phong, mỹ tục và đạo đức xã hội.

    - Công dân giám sát việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở và việc thực hiện chính sách, pháp luật của chính quyền địa phương cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

    Như vậy, nhân dân sẽ kiểm tra, giám sát những nội dung theo quy định trên.

    Nhân dân kiểm tra, giám sát theo hình thức nào?

    Theo Điều 31 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định công dân trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua các hình thức:

    - Hoạt động lao động, sản xuất, học tập, công tác, sinh hoạt của công dân ở cộng đồng dân cư;

    - Quan sát, tìm hiểu, giao tiếp với cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và người dân ở cộng đồng dân cư;

    - Tiếp cận các thông tin được công khai; các thông tin, báo cáo của chính quyền địa phương cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý hoặc thực hiện các nội dung Nhân dân đã bàn và quyết định;

    - Tham dự hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân, hội nghị tiếp xúc cử tri, hoạt động tiếp công dân; hội nghị định kỳ và các cuộc họp khác của cộng đồng dân cư.

    Như vậy, nhân dân sẽ kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở theo những hình thức như trên.

     
    220 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận