Ban Tuyên giáo Thành ủy vừa qua đã phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội để tổ chức phát động cuộc thi Tìm hiểu về chủ đề 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Sau đây là đáp án tuần 3 của cuộc thi.
(1) Đáp án tuần 3 cuộc thi Tìm hiểu về chủ đề 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô
Người tham gia tuần 3 Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô có thể tham khảo đáp án trả lời như sau:
Câu 01: Ai là tác giả ca khúc “Người Hà Nội”?
Đáp án: C. Nguyễn Đình Thi D. Văn Cao.
Câu 02: Vùng đất nơi Trung đoàn thủ đô thực hiện cuộc “Rút quân thần kỳ” vượt sông Hồng giữa vòng vây của địch vào năm 1946 có tên gọi là gì?
Đáp án: A. Tứ Tổng
Câu 03: Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò hiện nay tại số 1 phố Hỏa Lò, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm do thực dân Pháp xây dựng vào năm nào?
Đáp án: B. Năm 1896
Câu 04: Ngày 12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị gì khi có sự kiện Nhật đảo chính Pháp?
Đáp án: C. “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
Câu 05: Ngày 13 tháng 6 năm 1949, Nghị quyết số 142-NQ/KC-Hà Nội của Ủy ban Kháng chiến Hành chính Hà Nội chia Hà Nội thành:
Đáp án: D. 02 quận nội Thành và 03 quận ngoại thành.
Câu 06: Hiệp định sơ bộ Việt – Pháp được ký ngày tháng năm nào?
Đáp án: C. Ngày 06/3/1946
Câu 07: Vào năm 1946, đâu không phải là một trong 17 khu nội thành Hà Nội?
Đáp án: C. Khu Đống Đa
Câu 08: Ngay sau khi Kháng chiến chống Pháp bùng nổ ngày 19 tháng 12 năm 1946, vào ngày 20 tháng 12 năm 1946, chính phủ ban hành Sắc lệnh số 1, đổi cấp bộ thành cấp khu. Cả nước chia thành 12 khu hành chính. Vậy Hà Nội là khu số mấy ?
Đáp án: B. Hà Nội là Khu số XI
Câu 09: Phố Nguyễn Gia Thiều, quận Hoàn Kiếm trước kia từng có tên gọi là gì?
Đáp án: A. Phố Ôn Như Hầu
Câu 10: Tòa nhà Phủ chủ tịch nằm trên đường Hùng Vương trong thời kỳ Pháp thuộc có tên gọi là gì?
Đáp án: B. Phủ toàn quyền Đông Dương
Câu 11: Vườn hoa Diên Hồng hay còn gọi là Vườn hoa con cóc từng có tên gọi trong thời kỳ Pháp thuộc là gì?
Đáp án: D. Vườn Simoni (Square)
Câu 12: Ngày 26 tháng 5 năm 1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ duyệt y chia ngoại thành Hà Nội ra làm 5 khu gồm:
Đáp án: B. Khu Lãng Bạc, khu Đống Đa, khu Đại La, khu Đề Thám, khu Mê Linh.
Câu 13: Địa điểm Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô trong thời kỳ Pháp thuộc từng là địa điểm với tên gọi gì?
Đáp án: C. Nhà đấu Xảo.
Câu 14: Ngày 4 tháng 11 năm 1954, Hà Nội chính thức thành lập ủy ban hành chính các quận, khi đó Hà Nội có:
Đáp án: A. 04 quận nội Thành và 04 huyện ngoại thành
Câu 15: Bài hát “Tiến về Hà Nội” được sáng tác vào năm nào?
Đáp án: A. Năm 1949
Câu 16: Trận đánh Sân bay Bạch Mai được thực hiện vào ngày, tháng, năm nào?
Đáp án: C. Ngày 18/1/1950
Câu 17: Điền từ đúng vào câu sau: “Ngay sau ngày giải phóng thủ đô, phát huy khí thế cách mạng và truyền thống yêu nước nồng nàn, quân dân Hà Nội đã đoàn kết một lòng bắt tay vào công cuộc xây dựng .... đồng thời chi viện cho miền Nam.”
Đáp án: A. Chủ nghĩa xã hội
Câu 18: Công trình Ga Hà Nội (Ga Hàng Cỏ) được xây dựng vào năm nào? (Chọn một đáp án)
Đáp án: A. Năm 1902
Câu 19: Vụ án số 7 phố Ôn Như Hầu, nay là phố Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội diễn ra vào ngày, tháng, năm nào?
Đáp án: C. Ngày 12/7/1946
Câu 20: Theo Sắc lệnh số 77 ngày ngày 21 tháng 12 năm 1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký về việc thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc kỳ, thị xã thuộc kỳ hoặc tỉnh. Theo đó, Hà Nội trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, gồm:
Đáp án: A. 17 khu nội thành và 5 khu hành chính ngoại thành.
(2) Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô có phần vòng thi?
Cuộc thi Tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô sẽ bao gồm 02 vòng là Sơ khảo và Chung khảo. Cụ thể như sau:
Về vòng sơ khảo:
- Hình thức thi: Trắc nghiệm trực tuyến
- Nền tảng thi:
https://www.tuyengiaothudo.com.vn/
- Thời gian: Diễn ra trong 12 tuần từ 01/5/2024 tương ứng với 03 giai đoạn thi gắn với 03 chủ đề cùng các câu hỏi liên quan tới các giai đoạn lịch sử khác nhau như:
+ Chủ đề “Tiến về Hà Nội”: Giai đoạn lịch sử từ khi thành lập Đảng bộ thành phố đến ngày Giải phóng Thủ đô.
+ Chủ đề “Hà Nội - Thủ đô ta đó”: Giai đoạn từ sau giải phóng Thủ đô đến nay.
+ Chủ đề “Thênh thang đường mới”: Các câu hỏi gắn với việc thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị và các chỉ thị, nghị quyết khác có liên quan.
- Cơ cấu giải thưởng:
+ 03 thí sinh có điểm thi cao nhất hằng tuần được nhận giải thưởng tuần (Giấy khen của Ban Tổ chức Cuộc thi và tiền thưởng, quà tặng), gồm có: 01 giải Nhất, 01 giải Nhì, 01 giải Ba.
+ 04 thí sinh đạt giải Nhất 04 tuần hằng tháng được nhận giải thưởng tháng (Giấy khen của Ban Tuyên giáo Thành uỷ và tiền thưởng, quà tặng), gồm có: 01 giải Nhất, 01 giải Nhì, 01 giải Ba, 01 giải Khuyến khích.
+ Giải đặc biệt dành cho đơn vị có số lượng thí sinh tham gia thi nhiều nhất hằng tháng (Giấy khen của Ban Tuyên giáo Thành uỷ và tiền thưởng, quà tặng). Về vòng chung khảo:
- Hình thức thi: “Sân khấu hóa”
- Thời gian: 08/2024 (dự kiến)
- Cơ cấu giải thưởng:
+ Giải đội tuyển: 01 giải Nhất, 01 giải Nhì, 01 giải Ba, 01 giải Khuyến khích; mỗi giải gồm: Bằng khen kèm tiền thưởng, quà tặng của Ban Tổ chức Cuộc thi.
+ Giải thí sinh có bài thi tự luận xuất sắc nhất: 01 giải nhất, 01 giải nhì, 02 giải ba (Giấy khen của Ban Tuyên giáo Thành uỷ và tiền thưởng, quà tặng).
Tại đây, Ban Tổ chức sẽ tiến hành tổng kết và trao các hạng mục giải của cuộc thi tại vòng chung khảo.