Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024 đang bước vào tuần thi thứ 2, từ ngày 08/05/2024 đến ngày 15/05/2024. Dưới đây là trọn bộ đáp án trắc nghiệm của cuộc thi.
Đáp án trắc nghiệm Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tuần 2
Tuần 2 cuộc thi sẽ bao gồm 20 câu trắc nghiệm và 1 câu tự luận (câu 21). Dưới đây là đáp án mới nhất 20 câu trắc nghiệm Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tuần 2:
Câu 1: Những toán lính Nhật đầu tiên đến Hà Nội vào thời gian nào sau đây?
A. Tháng 9/1945
B. Tháng 10/1940
C. Tháng 12/1946
D. Tháng 3/1945
Câu 2: “Tuần lễ vàng” ở Hà Nội được diễn ra vào thời gian nào?
A. Từ ngày 10/10/1954
B. Từ ngày 9/10/1954
C. Từ ngày 2/9/1945
D. Từ ngày 16/9/1945
Câu 3: Để chuẩn bị tiếp quản Thủ đô, Ủy ban Quân chính Hà Nội được thành lập vào ngày tháng năm nào?
A. Ngày 29/9/1954
B. Ngày 19/9/1954
C. Ngày 15/9/1954
D. Ngày 17/9/1954
Câu 4: Ngày 14/1/1947, các chiến sĩ cảm tử quân Thủ đô làm lễ tuyên thệ “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” ở đâu?
A. Chợ Đồng Xuân.
B. Rạp Chuông Vàng.
C. Hang Chùa Trầm.
D. Ô Chợ Dừa.
Câu 5: Trong những năm 1945-1947, đội vũ trang tuyên truyền nào hoạt động ở nội thành Hà Nội?
A. Hội Cứu quốc thành Hà Nội.
B. Hội Sinh viên Hà Nội.
C. Đoàn Thanh niên tuyên truyền xung phong Nguyễn Tri Phương.
D. Đoàn Thanh niên tuyên truyền xung phong thành Hoàng Diệu.
Câu 6: Ngày 19/2/1947, Đội liên lạc Hồng Hà sau khi dẫn đường cho bộ đội rút khỏi Thủ đô đã hy sinh anh dũng. Ai là đội trưởng của Đội liên lạc Hồng Hà?
A. Đồng chí Thanh Nghị
B. Đồng chí Hoàng Văn Thái
C. Đồng chí Nguyễn Ngọc Nại
D. Đồng chí Hoàng Siêu Hải
Câu 7: Hiệp định chuyển giao Hà Nội về quân sự và trật tự giữa ta và Pháp được ký kết vào ngày, tháng, năm nào?
A. Ngày 30/7/1954
B. Ngày 30/9/1954
C. Ngày 30/8/1954
D. Ngày 30/6/1954
Câu 8: Quân đội Trung hoa Dân quốc rút khỏi Hà Nội vào thời gian nào sau đây?
A. Tháng 3/1946
B. Tháng 6/1946
C. Tháng 12/1946
D. Tháng 3/1945
Câu 9: Ai lãnh đạo Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội trên cương vị Bí thư Thành ủy?
A. Đỗ Ngọc Du
B. Lều Thọ Nam
C. Nguyễn Quyết
D. Nguyễn Ngọc Vụ
Câu 10: Ai là Bí thư Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khi Đảng bộ được chính thức thành lập và kiện toàn tháng 6/1930?
A. Đồng chí Lê Văn Lương
B. Đồng chí Đỗ Ngọc Du
C. Đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ
D. Đồng chí Lê Thanh Nghị
Câu 11: Chiến khu XI được thành lập ngày tháng năm nào?
A. Ngày 19/10/1947
B. Ngày 19/12/1946
C. Ngày 19/08/1945
D. Ngày 19/10/1946
Câu 12: Ngày 30/8/1945, Chính phủ lâm thời chỉ định thành lập tổ chức nào sau đây?
A. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội
B. Đoàn thanh niên cứu quốc Hà Nội
C. Đoàn Thanh niên Cứu quốc thành Hoàng Diệu
D. Uỷ ban nhân dân lâm thời thành phố Hà Nội
Câu 13: Ngày 23/9/1945, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội phát động phong trào nào sau đây?
A. Xây dựng “Quỹ Độc lập”
B. Phong trào Bình dân học vụ
C. Phong trào ủng hộ đồng bào Nam Bộ
D. Phong trào “Ba đảm đang”
Câu 14: Tờ báo công khai của Đảng Cộng sản ra số đầu tiên tại Hà Nội vào ngày 16/9/1936 có tên là gì?
A. Tin tức
B. Le Paria
C. Dân chúng
D. Le Travail
Câu 15: Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, trụ sở Uỷ ban Quân sự Cách mạng (Uỷ ban khởi nghĩa) Hà Nội được đặt ở địa điểm nào sau đây?
A. Nhà số 48 phố Hàng Ngang
B. Nhà số 101 phố Trần Hưng Đạo
C. Nhà số 42 phố Hàng Thiếc
D. Nhà số 5D phố Hàm Long
Câu 16: Trong thời gian 80 ngày chuẩn bị tiếp quản Thủ đô sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954), nhân dân Hà Nội có phong trào nào sau đây?
A. Phá dỡ máy móc, kho tàng của tư bản Pháp
B. Giam chân quân Pháp không cho rút lui
C. Vận động nhân dân tản cư lên Việt Bắc
D. Chống địch cưỡng ép dân di cư vào Nam
Câu 17: Tổ chức nào sau đây được thành lập vào tháng 8/1945 để chỉ huy cuộc Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội?
A. Uỷ ban nhân dân lâm thời thành phố Hà Nội
B. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội
C. Uỷ ban Quân sự cách mạng Hà Nội
D. Uỷ ban Quân chính thành phố Hà Nội
Câu 18: Những tên lính thực dân cuối cùng rút qua cầu Long Biên, quân và dân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố vào thời gian nào?
A. 16 giờ, ngày 09/10/1954
B. 14 giờ, ngày 08/10/1954
C. 14 giờ, ngày 09/10/1954
D. 02 giờ, ngày 10/10/1954
Câu 19: Để thực hiện nhiệm vụ tiếp quản thành phố Hà Nội, ngày 17/9/1954, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định thành lập cơ quan nào sau đây?
A. Ủy ban nhân dân Hà Nội.
B. Ủy ban nhân dân lâm thời.
C. Ủy ban Quân chính Hà Nội.
D. Ủy ban Giải phóng lâm thời.
Câu 20: Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã cử các đồng chí nào sau đây trực tiếp lãnh đạo công tác tiếp quản Thủ đô?
A. Các đồng chí: Trần Duy Hưng, Nguyễn Khang, Trường Chinh, Tố Hữu
B. Các đồng chí: Trần Quốc Hoàn, Nguyễn Khang, Lê Văn Lương, Tố Hữu
C. Các đồng chí: Võ Nguyên Giáp, Lê Văn Lương, Xuân Thủy, Tố Hữu
D. Các đồng chí: Trần Văn Lai, Trần Duy Hưng, Trần Quốc Hoàn, Khuất Duy Tiến
Mục tiêu và tầm nhìn phát triển Thủ Đô trong tương lai
Theo Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 của Bộ Chính trị đã trình bày:
- Mục tiêu đến năm 2030:
+ Thủ đô Hà Nội là Thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.
+ Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2025 cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước; GRDP giai đoạn 2026 - 2030 tăng 8,0 - 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 12.000 - 13.000 USD.
- Tầm nhìn đến năm 2045:
Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, với GRDP/người đạt trên 36.000 USD; kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hoà; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Qua những mục tiêu và tầm nhìn trong Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị đã nói lên khát vọng, bước đi cụ thể về một Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", có vai trò, vị thế, có thương hiệu toàn cầu, tự hào sánh vai cùng thủ đô các nước phát triển.