Chiều 26/4/2024, Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội tổ chức phát động cuộc thi Tìm hiểu về chủ đề 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
(1) Cuộc thi Tìm hiểu về chủ đề 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô
Theo bà Chu Hồng Minh - Bí thư Thành đoàn Hà Nội, Phó trưởng Ban tổ chức cuộc thi cho biết, cuộc thi Tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô sẽ bao gồm 02 vòng: Sơ khảo và Chung khảo. Cụ thể:
Về vòng sơ khảo:
- Hình thức thi: Trắc nghiệm trực tuyến
- Nền tảng thi: https://www.tuyengiaothudo.com.vn/
- Thời gian: Diễn ra trong 12 tuần từ 01/5/2024 tương ứng với 03 giai đoạn thi - gắn với 03 chủ đề cùng các câu hỏi liên quan tới các giai đoạn lịch sử khác nhau như:
+ Chủ đề “Tiến về Hà Nội”: Giai đoạn lịch sử từ khi thành lập Đảng bộ thành phố đến ngày Giải phóng Thủ đô.
+ Chủ đề “Hà Nội - Thủ đô ta đó”: Giai đoạn từ sau giải phóng Thủ đô đến nay.
+ Chủ đề “Thênh thang đường mới”: Các câu hỏi gắn với việc thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị và các chỉ thị, nghị quyết khác có liên quan.
- Cơ cấu giải thưởng:
+ 03 thí sinh có điểm thi cao nhất hằng tuần được nhận giải thưởng tuần (Giấy khen của Ban Tổ chức Cuộc thi và tiền thưởng, quà tặng), gồm có: 01 giải Nhất, 01 giải Nhì, 01 giải Ba.
+ 04 thí sinh đạt giải Nhất 04 tuần hằng tháng được nhận giải thưởng tháng (Giấy khen của Ban Tuyên giáo Thành uỷ và tiền thưởng, quà tặng), gồm có: 01 giải Nhất, 01 giải Nhì, 01 giải Ba, 01 giải Khuyến khích.
+ Giải đặc biệt dành cho đơn vị có số lượng thí sinh tham gia thi nhiều nhất hằng tháng (Giấy khen của Ban Tuyên giáo Thành uỷ và tiền thưởng, quà tặng).
Về vòng chung khảo:
- Hình thức thi: “Sân khấu hóa”
- Thời gian: 08/2024 (dự kiến)
- Cơ cấu giải thưởng:
+ Giải đội tuyển: 01 giải Nhất, 01 giải Nhì, 01 giải Ba, 01 giải Khuyến khích; mỗi giải gồm: Bằng khen kèm tiền thưởng, quà tặng của Ban Tổ chức Cuộc thi.
+ Giải thí sinh có bài thi tự luận xuất sắc nhất: 01 giải nhất, 01 giải nhì, 02 giải ba (Giấy khen của Ban Tuyên giáo Thành uỷ và tiền thưởng, quà tặng).
Tại đây, Ban Tổ chức sẽ tiến hành tổng kết và trao các hạng mục giải của cuộc thi tại vòng chung khảo.
(2) Đáp án 20 câu trắc nghiệm cuộc thi Tìm hiểu về chủ đề 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô tuần 1
Câu 01: Trung đoàn trưởng đầu tiên của Trung đoàn Thủ đô là ai?
Đáp án: A. Hoàng Siêu Hải
Câu 02: Sự kiện nào thể hiện vai trò chủ yếu của lực lượng chính trị trong đấu tranh giành chính quyền ở Việt Nam?
Đáp án: D. Cách mạng tháng Tám năm 1945
Câu 03: Cuộc mít tinh, tuần hành biểu tình, thị uy lớn bắt đầu cho Cách mạng Tháng Tám 1945 diễn ra ở đâu trên địa bàn Hà Nội?
Đáp án: D. Nhà hát lớn thành phố
Câu 04: Ai là Bí thư Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ Hà Nội?
Đáp án: A. Đồng chí Đỗ Ngọc Du
Câu 05: Chiến công nào là to lớn nhất của quân dân Thủ đô Hà Nội trong “60 ngày đêm khói lửa” mở đầu cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược?
Đáp án: B. Trong 60 ngày đêm chiến đấu, quân dân Thủ đô đã kìm giữ chân địch, tiêu diệt gần 2.000 tên địch, phá hủy trên 100 xe quân sự, bắn rơi và phá hủy 5 máy bay, bắn chìm 2 ca nô, đánh bại chiến lược “Đánh nhanh thắng nhanh” hòng đánh chiếm thành phố Hà Nội trong vòng 24 giờ của thực dân Pháp.
Câu 06: Đảng bộ Thành phố Hà Nội thành lập ngày tháng, năm nào?
Đáp án: A. Ngày 17/3/1930
Câu 07: Người “chiến sĩ quyết tử số một” của Thủ đô ôm bom ba càng lao vào xe tăng địch là ai?
Đáp án: C. Trần Thành
Câu 08: Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc ra Quân lệnh số 1, phát lệnh Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi cả nước vào thời gian nào?
Đáp án: A. Đêm ngày 13/8/1945
Câu 09: Chủ tịch Hồ Chí Minh ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam mới ở đâu và đạt kết quả như thế nào?
Đáp án: C. Chủ tịch Hồ Chí Minh ứng cử tại Hà Nội, Người đi bỏ phiếu và đạt tỷ lệ số phiếu 98,4%.
Câu 10: Nhân dân Tứ Tổng (Tứ Liên) đã dùng phương tiện gì chở cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô qua sông Hồng?
Đáp án: B. Thuyền gỗ.
Câu 11: Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu về đến Đình làng Phú Thượng (nay thuộc quận Tây Hồ) Hà Nội ngày, tháng, năm nào?
Đáp án: B. Ngày 23/8/1945
Câu 12: Ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơnevơ về đình chiến ở Đông Dương được ký kết; theo quy định, thực dân Pháp phải rút hết quân khỏi Đông Dương nhưng thời gian họ lưu lại tại Hà Nội là bao nhiêu ngày?
Đáp án: B. 80 ngày
Câu 13: Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã viết Bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta tại đâu?
Đáp án: B. Số nhà 48 Hàng Ngang
Câu 14: Cách mạng giành chính quyền ở Hà Nội nổ ra vào ngày, tháng, năm nào?
Đáp án: D. Ngày 19 tháng 8 năm 1945
Câu 15: Trong thư gửi các chiến sĩ quyết tử Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:“Các em là đội cảm tử. Các em quyết tử để cho Tổ quốc quyết sinh” đề ngày, tháng, năm nào?
Đáp án: A. Ngày 27/01/1947
Câu 16: Bài hát “Người Hà Nội” là một ca khúc mang tính biểu tượng của Hà Nội được sáng tác năm nào?
Đáp án: D. Năm 1947
Câu 17: Hành động nào là dũng cảm nhất của tự vệ Hà Nội khẳng định tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”?
Đáp án: D. Dùng “Bom ba càng” lao vào xe tăng địch
Câu 18: Chi bộ Đảng bộ Cộng sản đầu tiên ở ngoại thành Hà Nội được thành lập tháng, năm nào?
Đáp án: B. Tháng 05 năm 1930
Câu 19: Thành ủy lâm thời Hà Nội được thành lập ở đâu (số nhà, tên phố)?
Đáp án: A. Số 42, phố Hàng Thiếc
Câu 20: Trung Đoàn Thủ Đô Anh hùng được thành lập ngày tháng năm nào?
Đáp án: C. Ngày 06/01/1947