Danh sách các tội bắt buộc Luật sư phải tố giác thân chủ của mình

Chủ đề   RSS   
  • #462788 28/07/2017

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Danh sách các tội bắt buộc Luật sư phải tố giác thân chủ của mình

    >>> Toàn văn điểm mới Bộ luật hình sự sửa đổi 2017

    >>> Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự mới nhất

    >>> Tập hợp văn bản hướng dẫn Bộ luật hình sự mới nhất

    Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự 2017 vừa mới được thông qua, và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Theo đó, tại khoản 3 Điều 19 quy định trường hợp Luật sư phải tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này và tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà luật sư biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.

    Để giúp mọi người dễ hình dung, sau đây, mình xin liệt kê Danh sách các tội bắt buộc Luật sư phải tố giác thân chủ của mình theo quy định nêu trên:

    P/S: Nếu có thiếu sót, rất mong nhận được góp ý từ quý thành viên. Mình cám ơn.

    1. Tội phản bội Tổ quốc (Điều 108)

    2. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109)

    3. Tội gián điệp (Điều 110) 

    4. Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 111)

    5. Tội bạo loạn (Điều 112)

    6. Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113)

    7. Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114)

    8. Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội (Điều 115)

    9. Tội phá hoại chính sách đoàn kết (Điều 116)

    10. Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 117)

    11. Tội phá rối an ninh (Điều 118)

    12. Tội chống phá cơ sở giam giữ (Điều 119)

    13. Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 120)

    14. Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 121)

    15. Tội giết người (Điều 123)

    16. Tội hiếp dâm (Điều 141)

    17. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142)

    19. Tội cố ý truyền HIV cho người khác (Điều 149)

    20. Tội mua bán người (Điều 150)

    21. Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151)

    22. Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154)

    23. Tội cướp tài sản (Điều 168)

    24. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169)

    25. Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170)

    26. Tội cướp giật tài sản (Điều 171)

    27. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172)

    28. Tội trộm cắp tài sản (Điều 173)

    29. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174)

    30. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175)

    31. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178)

    32. Tội buôn lậu (Điều 188)

    33. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193)

    34. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194)

    35. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi (Điều 195)

    36. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả (Điều 207)

    37. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác (Điều 208)

    38. Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí (Điều 219)

    39. Tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 220)

    40. Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 221)

    41. Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 222)

    42. Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 223)

    43. Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 224)

    44. Tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (Điều 230)

    45. Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248)

    46. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249)

    47. Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250)

    48. Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251)

    49. Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252)

    50. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 253)

    51. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 255)

    52. Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 257)

    53. Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 258)

    54. Tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 265)

    55. Tội đua xe trái phép (Điều 266)

    56. Tội vi phạm quy định về điều khiển tàu bay (Điều 267)

    57. Tội đưa vào sử dụng tàu bay, thiết bị bảo đảm hoạt động bay không bảo đảm an toàn (Điều 279) 

    58. Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển tàu bay (Điều 280) 

    59. Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy (Điều 282) 

    61. Tội cướp biển (Điều 302) 

    62. Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303) 

    63. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 304) 

    64. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ (Điều 305) 

    65. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân (Điều 309) 

    66. Tội vi phạm quy định về quản lý chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân (Điều 310) 

    67. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc (Điều 311) 

    68. Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (Điều 317) 

    69. Tội chứa mại dâm (Điều 327) 

    70. Tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép (Điều 350) 

    71. Tội tham ô tài sản (Điều 353) 

    72. Tội nhận hối lộ (Điều 354) 

    73. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355) 

    74. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 357) 

    75. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358) 

    76. Tội giả mạo trong công tác (Điều 359) 

    77. Tội dùng nhục hình (Điều 373) 

    78. Tội bức cung (Điều 374) 

    79. Tội chống mệnh lệnh (Điều 394) 

    80. Tội đầu hàng địch (Điều 399)

    81. Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh (Điều 400)

    82. Tội bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu (Điều 401)

    83. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự (Điều 413)

    84. Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 421)

    85. Tội chống loài người (Điều 422)

    86. Tội phạm chiến tranh (Điều 423)

    87. Tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê (Điều 424)

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 28/07/2017 02:42:56 CH
     
    66406 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #482491   17/01/2018

    thambui94
    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 35 lần


    Nghề luật sư ở nước mình còn chưa phát triển, đặc biệt là luật sư tranh tụng. Vậy mà còn có quy định bắt luật sư phải tố cáo thân chủ của mình, vậy thì làm sao những người phạm tội họ thuê luật sư nữa. Thuê luật sư cũng nhằm giảm bớt tội của họ, giúp họ có được hình phạt có lợi nhất cho mình, mà bây giờ có quy định này chắc không ai còn muốn thuê luật sư nữa. 

     
    Báo quản trị |  
  • #482501   17/01/2018

    shochu
    shochu

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/11/2017
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 10 lần


    Ngày xưa Luật sư của ông Nguyễn Ái Quốc mà quay lại sống thời này chắc giừ đất nước mình làm gì mà đc rực rỡ như ngày hôm nay

     
    Báo quản trị |  
  • #482521   17/01/2018

    Quy định như vậy rõ ràng đã làm mất đi vai trò của luật sư trong nhiều vụ án. Nếu luật sư không còn đáng tin thì người cần được bào chữa không cần đến luật sư nữa, dần dần nghề luật chắc không còn tồn tại. Nếu có thì cũng chẳng thể phát triển được.

    Cập nhật bởi ThyThy2901 ngày 17/01/2018 07:22:55 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #482534   17/01/2018

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 135 lần


    Lụât sư bây giờ khi tư vấn cho thân chủ còn phải nhớ danh mục 87 tội này nữa để sẵn sàng tố giác. Chắc cũng ít có ai phạm tội mà dám nhờ Lụât sư hỗ trợ nữa, sợ kể hết thì ổng tố giác mình, mà không kể hết thì làm sao có thể bảo vệ tốt. Thật vớ vẩn

     
    Báo quản trị |  
  • #482562   17/01/2018

    ductho20995
    ductho20995

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2018
    Tổng số bài viết (113)
    Số điểm: 2920
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 53 lần


    Những tội liên quan đến Tổ quốc, Nhà nước thì bắt buộc Luật sư phải tố cáo đã đành. Đằng này rất nhiều tội mà có thể Luật sự bằng tài năng có thể bảo vệ cho thân chủ nhưng lại phải tố cáo. Ví dụ như tội hiếp dâm, khi với quan điểm của Luật sư thì hành vi chưa cấu thành tội phạm, nhưng Tòa án phán quyết thân chủ phạm tội Hiếp dâm??

    Càng ngày càng khó cho Luật sư

     
    Báo quản trị |  
  • #502957   23/09/2018

    Theo quan điểm của mình những quy định này vô tình đẩy nghề luật sư vào chỗ không còn tồn tại nghề luật sư nữa. Bời vì, nghề luật sư được hình thành là để bảo vệ quyền lợi của thân chủ khi họ bị buộc tội bởi cơ quan công tố. Khi thân chủ cung cấp những giấy tờ, tài liệu mà luật sư lại đi tố giác họ chả khác nào làm trái với đạo đức của nghề luật sư đó là phải bảo đảm bí mật của thân chủ. 
     
    Báo quản trị |  
  • #502994   24/09/2018

    as00016715
    as00016715

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/08/2018
    Tổng số bài viết (99)
    Số điểm: 975
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 46 lần


    Em thấy là quy Định của Điều 19 có thể tránh được, vì luật quy đinh là:

    "Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này.

    Nếu nói là là luật sư biết rõ thân chủ mình phạm tội, thì vd khi em nhận một vụ án hình sự giết người và thân chủ của em không thú nhận với em rằng anh ta đúng là đã phạm tội thì đâu có thể nói là em biết rõ nếu chứng cứ nói lên là anh ta là kẻ giết người đi nữa, nên nếu em làm luật sư và để bảo vệ mình em sẽ không hỏi thân chủ là "anh có làm như vậy hay không ?" mà em sẽ hỏi "anh có vô tội trong trường hợp này hay không ?" hoặc có thể không hỏi gì hết và cứ thế mà bào chữa thôi.

    Vì làm luật sư hình sự thì đã có rủi ro về đạo đức rồi nên dù biết thân chủ có hay không thực hiện tội phạm thì có khác nhau gì đâu !

     
    Báo quản trị |  
  • #506187   30/10/2018

    tranbabinh.law
    tranbabinh.law

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 633
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 32 lần


    Theo  mình, chế độ nào họ cũng cần phải bảo vệ sự tồn vong của mình và được áo đặt tính giai cấp lên việc ban hành luật lệ. Vì vậy các quy định có phần bất hợp lý nhưng xét về một khía cạnh nào đó thì sẽ là phù hợp và có thể chấp nhận được. 

     
    Báo quản trị |  
  • #506194   30/10/2018

    Mình nghĩ quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 bạn nêu không liên quan đến việc luật sư tố giác thân chủ. Việc tố giác của luật sư không phải là chứng cứ để buộc tội người thân chủ đó. Tố giác về tội phạm chỉ là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
     
    Báo quản trị |  
  • #506215   31/10/2018

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Danh sách các tội buộc phải tố giác thân chủ đã được quy định gián tiếp tại Bộ luật hình sự, thường là các tội đặc biệt nghiêm trọng, các tội có liên quan đến anh ninh quốc gia. Khi đó, Luật sư buộc phải tố giác, nếu không sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Cập nhật bởi anthuylaw ngày 31/10/2018 05:31:45 CH

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #507173   11/11/2018

    Quy định mới của pháp luật mặc dù nêu cao tinh thần thượng tôn pháp luật, hạn chế bỏ lọt tội phạm nhưng có vẻ lại gây ra nhiều khó khăn cho các luật sư chân chính. Mặc dù trước kia không phải luật sư nào khi phát hiện thân chủ mình phạm tội cũng chọn con đường tố giác thay vì cố gắng bảo vệ lợi ích cho thân chủ. Nhưng nếu quy định này của pháp luật đặt ra, họ buộc phải tố giác nếu khả năng của mình không đủ để che giấu đến cùng tội phạm của thân chủ. Như vậy, nếu luật sư nào không được may mắn gặp phải nhiều thân chủ là thủ phạm thì có lẽ danh tiếng của họ cũng đi kèm theo hai chữ "phản chủ" và chẳng ai them thuê người phản chủ để bảo vệ mình. Điều này đồng nghĩa với sự gia tăng của vấn đề lách luật, điều luật không đi vào thực tiễn...

     
    Báo quản trị |  
  • #558990   28/09/2020

    khi Luật sư bảo chữa cho thân chủ của mình các tội thuộc Chương XIII Bộ luật Hình sự 2015 hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa thì phải tố giác thân chủ của mình.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #559168   29/09/2020

    Quy định này sẽ làm các luật sư khó khăn trong việc hành nghề tố tụng cho các thân chủ liên quan đến vụ án hình sự. Có lẽ những trường hợp như vậy họ không dám mời luật sư bào chữa bởi vì luật sư có thể tố cáo mình.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #561447   29/10/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (501)
    Số điểm: 3255
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 98 lần


    Việc pháp luật Việt Nam quy định các tội danh trên buộc luật sư phải tố giác thân chủ của mình cũng được coi là hợp lý bởi vì những tội danh này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả một quốc gia... không thể vì lợi ích của cá nhân mà ảnh hưởng xấu đến lợi ích của quốc gia được.

     
    Báo quản trị |