Danh sách các Luật dự kiến sửa đổi khi VN tham gia CPTPP

Chủ đề   RSS   
  • #507687 15/11/2018

    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    Danh sách các Luật dự kiến sửa đổi khi VN tham gia CPTPP

    	 Nghị quyết số 72/2018/QH14

    >>> DANH SÁCH 43 ĐIỀU CỦA BLLĐ SẼ PHẢI THAY ĐỔI KHI VIỆT NAM GIA NHẬP CPTPP

    >>> Tác động của CPTPP đến pháp luật Việt Nam - P1: Tự do nghiệp đoàn

    >>> Những quy định về pháp luật lao động sẽ được sửa đổi trong thời gian tới

    Sau 4 vòng đàm phán, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP, và TPP-11 sau khi Mỹ rút lui) đã được thống nhất đổi tên thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). “Trước đây là TPP với đầy đủ 12 thành viên, và sau khi Mỹ rút khỏi đã được tạm gọi là TPP-11. Tuy nhiên, sau nhiều vòng đàm phán trong năm nay, các Bộ trưởng đã đi đến thống nhất đặt tên gọi mới cho hiệp định này là CPTPP. Tên gọi mới khi Mỹ rút đi thì tên cũng sẽ phải khác đi. 

    Chiều 12/11, với 469/469 đại biểu có mặt, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP hay TPP-11) cùng các văn kiện liên quan.

    Báo cáo kết quả rà soát của Chính phủ về Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cho thấy, tổng số văn bản quy phạm pháp luật được tiến hành rà soát là 265 văn bản.

    Tổng số luật được kiến nghị sửa đổi, bổ sung là 07 luật trong thời gian tới, gồm: Bộ luật Lao động; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Sở hữu trí tuệ; Bộ luật Hình sự; Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật Kinh doanh bảo hiểm; Luật An toàn thực phẩm.

    Chính phủ cũng Kiến nghị gia nhập 03 điều ước/hiệp ước quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

    Một số đại biểu cho rằng, mặc dù số lượng văn bản quy phạm pháp luật được rà soát là rất lớn, tuy nhiên, số lượng văn bản luật phải sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới là 07 luật (nếu dự Luật Phòng, chống tham nhũng được Quốc hội thông qua tại kỳ họp lần này thì giảm còn 6 luật), còn lại là các văn bản dưới luật bao gồm Nghị định và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

    Một số văn bản quy phạm pháp luật được kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cũng đã được dự kiến trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội và Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong các năm 2018 và 2019 và Kế hoạch của Chính phủ về tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp 2013.

    Một số đại biểu đánh giá cao Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành rà soát các văn bản tương đối kỹ, nhưng hồ sơ trình chưa thể hiện rõ kế hoạch, thời gian cụ thể sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật có liên quan.

    Nguồn: Tổng hợp

    Xem chi tiết Hiệp định CPTPP : TẠI ĐÂY

     
    5763 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MinhPig vì bài viết hữu ích
    daituyet_tam (19/11/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #507817   16/11/2018

    Nếu BLHS 2015 sắp bị sđ, bs tiếp thì lịch sử của BLHS 1985 sẽ lặp lại.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hunghtk1 vì bài viết hữu ích
    daituyet_tam (19/11/2018)
  • #507821   16/11/2018

    dutiepkhac
    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Theo mình, Bộ luật hình sự (BLHS) 2015 đặc biệt hơn nhiều so với BLHS 1985, vì qua gần 04 năm áp dụng BLHS 1985 mới bị sửa đổi, còn BLHS 2015 chưa có hiệu lực đã bị sửa và sẽ tiếp tục sửa trong thời gian tới.

    Cập nhật bởi DuTiepKhac ngày 16/11/2018 10:41:43 SA

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dutiepkhac vì bài viết hữu ích
    daituyet_tam (19/11/2018)
  • #508410   26/11/2018

    TuyenBig
    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 951 lần


    Cập nhật nội dung sửa đổi, bổ sung các Luật

    Nghị quyết số 72/2018/QH14 của Quốc hội về Phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cùng các văn kiện liên quan, theo đó nội dung sửa đổi các luật cụ thể như sau:

    STT

    Tên văn bản

    Nội dung cần sửa đổi, bổ sung theo Hiệp định

    Thời điểm có hiệu lực của các cam kết liên quan trong Hiệp định

    1

    Bộ luật Lao động 2012

    Nhóm nội dung 1: Công đoàn - tổ chức của người lao động

    Sửa đổi, bổ sung Chương XIII Bộ luật Lao động năm 2012 về công đoàn theo hướng cho phép thành lập tổ chức đại diện của người lao động không thuộc hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

    - Quy định quyền của người lao động thành lập, gia nhập tổ chức đại diện không thuộc hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

    - Quy định mang tính nguyên tắc về điều kiện, trình tự thành lập, thẩm quyền đăng ký hoạt động, giải thể của tổ chức đại diện người lao động trên cơ sở đó Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.

    Nhóm nội dung 2: Đối thoại tại nơi làm việc, Thương lượng tập thể, Tranh chấp lao động - đình công

    Bổ sung vào Chương V, Chương XIII và Chương XIV của Bộ luật Lao động năm 2012 liên quan đến công đoàn, tổ chức đại diện người lao động, quyền đối thoại tại nơi làm việc, thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động tập thể, đình công, trong đó có quy định giải quyết tranh chấp lao động mới phát sinh trong bối cảnh có nhiều tổ chức đại diện như tranh chấp giữa các tổ chức đại diện với nhau về quyền thương lượng tập thể... 

    Rà soát, xem xét sửa đổi Luật Công đoàn năm 2012 sau khi Bộ luật Lao động được sửa đổi để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

    Theo quy định của Hiệp định

     

    2

    Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)

     

    Sửa đổi, bổ sung Điều 148 để bỏ điều kiện đăng ký hợp đồng để có hiệu lực với bên thứ ba; bổ sung quy định về việc sử dụng nhãn hiệu bởi người nhận li-xăng được coi là hợp pháp và được coi như chủ nhãn hiệu sử dụng, liên quan đến thủ tục xác lập, duy trì và thực thi nhãn hiệu.

    Khi Hiệp định có hiệu lực.

     

    Sửa đổi, bổ sung Điều 130 để bảo đảm thủ tục giải quyết tranh chấp tên miền thích hợp hoặc dựa trên nguyên tắc được quy định trong Chính sách thống nhất giải quyết tranh chấp tên miền, được Tổ chức cấp phát số hiệu và tên trên Internet (ICANN) thông qua; và có chế tài thích hợp để xử lý trường hợp một người đăng ký hoặc nắm giữ tên miền trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nhằm thu lợi không lành mạnh.

    Sửa đổi khoản 3 Điều 80 theo hướng dùng tiêu chí “có khả năng gây nhầm lẫn” hoặc giữ nguyên khoản 3 Điều 80 và bổ sung quy định làm rõ quyền đối với chỉ dẫn địa lý như vậy trong khuôn khổ ngoại lệ đổi với quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu.

    Sửa đổi khoản 3 Điều 60 theo hướng mở rộng ngoại lệ về tính mới.

    Bổ sung quy định về (i) “cạn quyền” đối với quyền tác giả và quyền liên quan, bao gồm cả cho phép “nhập khẩu song song”; (ii) cho phép nộp đơn bằng điện tử, duy trì cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu; (iii) bảo hộ dạng dịch nghĩa, phiên tự của chỉ dẫn địa lý, tiêu chí về nhận thức của người tiêu dùng khi đánh giá chỉ dẫn địa lý có phải là tên gọi chung của hàng hóa liên quan; tên gọi chung trong thuật ngữ đa thành phần của chỉ dẫn địa lý, công nhận và bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo điều ước quốc tế; (iv) cách tính thiệt hại bao gồm cả thẩm quyền xem xét cách tính thiệt hại do chủ thể quyền đưa ra như dựa trên giá thị trường hoặc giá bán lẻ đề nghị, nghĩa vụ bên thua phải thanh toán cho bên thắng chi phí hợp lý để thuê luật sư trong các vụ tranh chấp về sở hữu trí tuệ; (v) bồi thường thiệt hại đối với các thiệt hại thực tế (bao gồm cả phí luật sư hợp lý) do việc lạm dụng quyền gây ra; (vi) nghĩa vụ cung cấp thông tin cho chủ thể quyền trong vòng 30 ngày của cơ quan hải quan và (vii) phí tiêu hủy ở mức hợp lý đối với hàng hóa xác định xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

    Sửa đổi khoản 1 Điều 72 quy định nhãn hiệu phải là dấu hiệu có thể nhìn thấy được hoặc/và nghe thấy được (âm thanh).

    2 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực

    Bổ sung vào Điều 128 để cho phép bảo hộ độc quyền đối với dữ liệu thử nghiệm dùng trong đăng ký lưu hành nông hóa phẩm.

    5 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực, 5 năm tiếp theo các nước không khiếu kiện việc thực thi nghĩa vụ này của Việt Nam

    Bổ sung quy định về: (i) bảo đảm thông tin và thời gian cho chủ bằng độc quyền sáng chế thực thi quyền của mình, trước khi sản phẩm được đưa ra thị trường; (ii) thẩm quyền mặc nhiên tiến hành các thủ tục biên giới đối với hàng hóa xuất khẩu, tập kết để xuất khẩu, hoặc nhập khẩu bị nghi ngờ là giả nhãn hiệu hoặc sao lậu quyền tác giả khi các hàng hóa dưới sự kiểm soát của hải quan.

    3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực

    3

    Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

    Bổ sung quy định về xử lý hành vi (i) xuất khẩu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trong phạm vi hành vi phân phối; (ii) hành vi nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa sao lậu quyên tác giả và quyền liên quan trong phạm vi hành vi phân phối; (iii) hành vi liên quan đến tem nhãn, bao bì giả mạo; hành vi vi phạm bí mật thương mại; (iv) hành vi vi phạm bí mật thương mại; và (v) trách nhiệm hình sự của pháp nhân.

    3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực

    4

    Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

    Sửa đổi khoản 1 Điều 155 bãi bỏ nội dung dẫn chiếu tới Điều 226 của Bộ luật Hình sự năm 2015 để cho phép cơ quan có thẩm quyền có thể khởi tố vụ án hình sự về tội phạm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp mà không cần có  yêu cầu của người bị hại.

    3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực

    5

    Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010)

    Bổ sung quy định về dịch vụ phụ trợ bảo hiểm như dịch vụ tư vấn, đánh giá rủi ro, dịch vụ hỗ trợ và các dịch vụ giám định.

    Khi Hiệp định có hiệu lực.

     

    6

    Luật An toàn thực phẩm năm 2010

    Bổ sung quy định biện pháp liên quan đến SPS ban hành trong trường hợp khẩn cấp phải được rà soát lại cơ sở khoa học của biện pháp trong vòng 6 tháng.

    Khi Hiệp định có hiệu lực.

    7

    Luật Phòng, chống tham nhũng (sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 6, QH khóa XIV)

    Mở rộng phạm vi chủ thể của hành vi tham nhũng sang khu vực tư, bổ sung quy định liên quan đến việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng trong lĩnh vực tư.

    Khi Hiệp định có hiệu lực.

     

    Mời bạn xem chi tiết nghị quyết 72:  tại đây

    Cập nhật bởi TuyenBig ngày 26/11/2018 05:12:46 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #508478   26/11/2018

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Theo quan điểm của cá nhân thì mình nghi khi tham gia vào một hiệp định đa phương nào đó mà cụ thể ở đây là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) thì việc phải sửa đổi một số luật cho phù hợp là điều hiển nhiên và tất yếu rồi bởi khi tham gia hiệp đình thì các nước sẽ phải có những điều chỉnh cho phù hợp lại với những gì đã ký kết.

     
    Báo quản trị |