Danh mục 267 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Chủ đề   RSS   

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123
Thảo luận
  • #397246   21/08/2015

    ChuTuocLS
    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    V. Cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng:

    Điều kiện Cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng:

    1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thông tin tín dụng

    1.1. Cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin

    Công ty thông tin tín dụng phải thiết lập, duy trì hệ thống cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu tối thiểu sau:

    1.1.1. Có tối thiểu 02 đường truyền (leased line) để bảo đảm duy trì việc truyền đưa liên tục thông tin số;

    1.1.2. Có trang thiết bị công nghệ thông tin tiên tiến phù hợp với mặt bằng công nghệ hiện tại của hệ thống tổ chức cấp tín dụng; có khả năng tích hợp và kết nối được với các tổ chức cấp tín dụng;

    1.1.3. Có hệ thống máy chủ đủ lớn, hệ thống phần mềm tin học và các giải pháp kỹ thuật để cập nhật, xử lý, lưu giữ thông tin tín dụng, làm dịch vụ thông tin tín dụng đối với tối thiểu 5 triệu khách hàng vay;

    1.1.4. Có phương án bảo mật, an toàn thông tin;

    1.1.5. Có phương án dự phòng thảm họa, đảm bảo không bị gián đoạn các hoạt động nghiệp vụ chính quá 4 giờ làm việc.

    1.2. Có vốn điều lệ tối thiểu 30 tỷ đồng

    1.2.1. Đối với doanh nghiệp thành lập kể từ ngày 15/4/2010 (ngày Nghị định số 10 có hiệu lực), vốn điều lệ phải được góp đủ ngay khi thành lập, cụ thể:

    - Trường hợp góp vốn bằng đồng Việt Nam, vàng, ngoại tệ tự do chuyển đổi, doanh nghiệp phải gửi toàn bộ tài sản này vào tài khoản mở tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Tài khoản này không được phép sử dụng cho đến khi có Giấy chứng nhận hoặc văn bản không chấp thuận cấp Giấy chứng nhận của Ngân hàng Nhà nước;

    - Trường hợp góp vốn bằng tài sản khác, phải có văn bản định giá tài sản của tổ chức định giá chuyên nghiệp hoạt động tại Việt Nam.

    1.2.2. Đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 15/4/2010, phải có xác nhận của một tổ chức kiểm toán hoạt động tại Việt Nam về vốn điều lệ thực tế của doanh nghiệp.

    1.3. Có đội ngũ quản lý là những người có trình độ chuyên môn về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin, cụ thể:

    *) Đối với thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Thành viên hợp danh

    1.3.1. Có bằng đại học hoặc trên đại học, trong đó: có ít nhất 50% số thành viên có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin và có ít nhất ba (03) năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc công nghệ thông tin;

    *) Đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên

    1.3.2. Có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin và có ít nhất ba (03) năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc công nghệ thông tin;

    *) Đối với Tổng Giám đốc (Giám đốc)

    1.3.3. Có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin và có ít nhất 03 năm giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc công nghệ thông tin.

    *) Đối với Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc)

    1.3.4. Có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin và có ít nhất 02 năm giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc công nghệ thông tin.

    *) Đối với thành viên Ban Kiểm soát

    1.3.5. Có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng và có ít nhất 02 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

    1.3.6. Thời gian làm việc trực tiếp trong lĩnh vực công tác quy định tại các nội dung trong 1.3 nêu trên là thời gian được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc phân công làm việc trong lĩnh vực đó;

    1.3.7. Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại mục 1.3nêu trên, người được bổ nhiệm vào các chức danh thuộc đội ngũ quản lý phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định pháp luật hiện hành. 

    1.4. Có phương án kinh doanh khả thi và không được kinh doanh ngành nghề nào khác ngoài nội dung hoạt động thông tin tín dụng quy định tại Nghị định số 10.

    1.5. Có tối thiểu 20 ngân hàng thương mại cam kết cung cấp thông tin tín dụng và các ngân hàng này không cam kết cung cấp thông tin tín dụng cho Công ty thông tin tín dụng khác hoạt động theo Nghị định số 10, trừ trách nhiệm cung cấp thông tin tín dụng bắt buộc cho Trung tâm Thông tin tín dụng, Ngân hàng Nhà nước (say đây viết tắt là Trung tâm Thông tin tín dụng).

    1.6. Có văn bản thoả thuận về quy trình thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp thông tin tín dụng giữa Công ty thông tin tín dụng với các tổ chức cấp tín dụng đã cam kết, trong đó phải có những nội dung tối thiểu sau:

    1.6.1. Nội dung, phạm vi thông tin tín dụng được cung cấp;

    1.6.2. Thời gian, địa điểm, phương thức cung cấp, truyền đưa thông tin, dữ liệu, sản phẩm thông tin tín dụng;

    1.6.3. Nguyên tắc, phạm vi, mục đích sử dụng sản phẩm thông tin tín dụng;

    1.6.4. Nghĩa vụ thông báo cho khách hàng vay về việc sử dụng thông tin tín dụng của khách hàng vay;

    1.6.5. Trách nhiệm của các bên trong việc điều chỉnh, sửa chữa sai sót trong quá trình cập nhật, truyền đưa, xử lý, lưu giữ, khai thác sử dụng thông tin;

    1.6.6. Trách nhiệm của các bên trong việc rà soát, đối chiếu, kiểm tra chất lượng và lưu giữ thông tin tín dụng;

    1.6.7. Trách nhiệm và sự phối hợp của các bên khi giải quyết khiếu nại của khách hàng vay;

    1.6.8. Xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp;

    1.6.9. Hiệu lực của văn bản thoả thuận và đơn phương chấm dứt việc thực hiện thoả thuận;

    1.6.10. Các quyền, nghĩa vụ khác của các bên trong quá trình thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp thông tin tín dụng.

    Căn cứ pháp lý:

    - Khoản 9 Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010

    - Điều 7Nghị định 10/2010/NĐ-CP.

    - Điều 4 Thông tư 16/2010/TT-NHNN.

    - Khoản 1 Điều 1 Thông tư 27/2014/TT-NHNN.

    VI. Hoạt động ngoại hối

    1. Điều kiện đối với đại lý chi trả ngoại tệ cho Tổ chức tín dụng được phép

    1. Được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam;

    2. Có đầy đủ cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu thực hiện dịch vụ chi trả ngoại tệ;

    3. Được tổ chức tín dụng được phép ủy quyền làm đại lý chi trả ngoại tệ.

    Căn cứ pháp lý:

    - Khoản 27 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh ngoại hối 2013.

    - Điều 4 Thông tư 25/2011/TT-NHNN

    2. Điều kiện đối với dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ

    1. Được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam;

    2. Có đầy đủ cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu thực hiện dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ;

    3. Có thỏa thuận với đối tác nước ngoài về dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ;

    4. Có Phương án về dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ.

    Căn cứ pháp lý:

    - Khoản 27 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh ngoại hối 2013.

    - Điều12 Thông tư 25/2011/TT-NHNN

    3. Điều kiện đối với đại lý đổi ngoại tệ

    1. Là tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động theo luật pháp Việt Nam;

    2. Có địa điểm đặt Đại lý đổi ngoại tệ theo quy định sau:

    2.1. Cơ sở lưu trú du lịch (bao gồm các khách sạn, các khu nghỉ dưỡng cao cấp v.v…) đã được cơ quan quản lý nhà nước về du lịch xếp hạng từ 3 (ba) sao trở lên;

    2.2. Cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường không, đường thủy);

    2.3. Khu vui chơi giải trí có thưởng dành riêng cho người nước ngoài;

    2.4. Văn phòng bán vé của các hãng hàng không, hàng hải, du lịch của nước ngoài và văn phòng bán vé quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam;

    2.5. Khu du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị có nhiều khách nước ngoài tham quan, mua sắm.

    2.6. Tổ chức có thể đặt Đại lý đổi ngoại tệ tại hoặc ngoài trụ sở chính, trụ sở chi nhánh.

    3. Có cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu hoạt động của Đại lý đổi ngoại tệ như: nơi giao dịch riêng biệt (phòng hoặc quầy giao dịch không gắn liền với các hoạt động kinh doanh khác, chỉ chuyên làm dịch vụ đổi ngoại tệ) trong đó trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc như: bàn ghế, điện thoại, máy fax, két sắt, bảng thông báo tỷ giá công khai, bảng hiệu ghi tên tổ chức tín dụng ủy nhiệm và tên Đại lý đổi ngoại tệ;

    4. Nhân viên trực tiếp làm ở Đại lý đổi ngoại tệ phải có Giấy xác nhận do Tổ chức tín dụng ủy nhiệm cấp, xác nhận đã được đào tạo, tập huấn kỹ năng nhận biết ngoại tệ thật, giả; cách thức ghi hóa đơn, cập nhật số liệu vào sổ sách kế toán; có trình độ tiếng Anh tối thiểu để giao tiếp với người nước ngoài khi thực hiện nghiệp vụ đổi ngoại tệ …;

    5. Có quy trình nghiệp vụ đổi ngoại tệ, có biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình đổi ngoại tệ.

    Căn cứ pháp lý:

    - Khoản 27 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh ngoại hối 2013.

    - Điều 3, 4, 5 Quyết định 21/2008/QĐ-NHNN

    4. Điều kiện đối với kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối

    1. Có phương án hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước được Đại hội cổ đông (trường hợp đang xin phép thành lập) hoặc Hội đồng quản trị thông qua, trong đó xác định rõ nội dung, phương thức hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa rủi ro;

    2. Có trang thiết bị và điều kiện vật chất đáp ứng được yêu cầu thực hiện các dịch vụ ngoại hối trong nước như: Hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động ngoại hối, các thiết bị lưu trữ thông tin, dữ liệu, có các phần mềm hỗ trợ việc thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến ngoại hối như thanh toán, kiểm soát rủi ro; có các phòng làm việc được trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc như: máy tính, bàn ghế, điện thoại, máy fax, hệ thống ghi âm cho toàn bộ các giao dịch ngoại hối.

    3. Cán bộ điều hành và cán bộ nghiệp vụ có trình độ tối thiểu tốt nghiệp Đại học chuyên ngành kinh tế, ngân hàng, tài chính; hoặc có bằng đại học ngoài các ngành nêu trên nhưng phải có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng; có khả năng tiếng Anh đạt trình độ B trở lên để có thể giao tiếp, đọc, nghiên cứu thông tin liên quan đến giao dịch ngoại hối; được tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức khác đào tạo từ 03 tháng trở lên kiến thức kinh doanh và quản lý rủi ro với hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối

    Căn cứ pháp lý:

    - Điều 105 Luật Các tổ chức tín dụng 2010.

    - Pháp lệnh Ngoại hối 2005.

    - Điều 41 Nghị định 160/2006/NĐ-CP;

    - Mục 1 Chương I Thông tư 03/2008/TT-NHNN.

    - Điều 3 Thông tư 25/2011/TT-NHNN

    5.  Điều kiện đối với thu, chi ngoại tệ và các hoạt động ngoại hối khác từ hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng

    Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, doanh nghiệp có nhu cầu thu, chi ngoại tệ và các hoạt động ngoại hối khác gửi 02 (hai) bộ hồ sơ bằng hình thức nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn nơi doanh nghiệp đặt Điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài để được cấp Giấy phép thu, chi ngoại tệ và các hoạt động ngoại hối khác.

    Căn cứ pháp lý:

    - Điều 17, Khoản 6 Điều 32 Nghị định 86/2013/NĐ-CP;

    - Điều 10 Thông tư 15/2014/TT-NHNN.

    VII. Kinh doanh vàng miếng

    Điều kiện Kinh doanh mua, bán vàng miếng:

    1. Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng

    * Doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

    1.1. Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

    1.2. Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.

    1.3. Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 (hai) năm trở lên.

    1.4. Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).

    1.5. Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

    * Tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

    1.6. Có vốn điều lệ từ 3.000 (ba nghìn) tỷ đồng trở lên.

    1.7. Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng.

    1.8. Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

    Căn cứ pháp lý:

    - Điều 11 Nghị định 24/2012/NĐ-CP.

    - Thông tư 16/2012/TT-NHNN

    VIII. Sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ

    Điều kiện Sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ:

    1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ

    1.1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    1.2. Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

    Căn cứ pháp lý:

    - Điều 5 Nghị định 24/2012/NĐ-CP.

    - Thông tư 16/2012/TT-NHNN

    IX. Nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước (cửa kho tiền)

    Điều kiện Nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước (cửa kho tiền):

    1. Giấy phép nhập khẩu cửa kho tiền của Ngân hàng Nhà nước

    2. Yêu cầu kỹ thuật của cửa kho tiền: Cửa kho tiền nhập khẩu phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật cửa kho tiền do Ngân hàng Nhà nước quy định

    Căn cứ pháp lý:

    - Khoản 1 Điều 4 và Khoản 1 Điều 6 Nghị định 187/2013/NĐ-CP.

    - Thông tư 18/2014/TT-NHNN.

    (Còn nữa)

    Cập nhật bởi ChuTuocLS ngày 21/08/2015 04:14:44 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ChuTuocLS vì bài viết hữu ích
    minhqmco (22/08/2015)
  • #397255   21/08/2015

    ChuTuocLS
    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    Phần 17: Lĩnh vực Tài nguyên Môi trường

    I. Kinh doanh dịch vụ về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

    Điều kiện của tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:

    * Tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp được hoạt động tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau:

    1. Có chức năng tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

    2. Có ít nhất 05 cá nhân đủ điều kiện được hành nghề tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong tổ chức có chức năng tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

    * Cá nhân được hành nghề tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong tổ chức có chức năng tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau đây:

    3. Có năng lực hành vi dân sự;

    4. Có một trong các bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành về quản lý đất đai, địa chính và các chuyên ngành khác có liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

    5. Có thời gian công tác trong lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch chuyên ngành khác từ 24 tháng trở lên.

    Căn cứ pháp lý:

    - Điều 10 Nghị định 43/2014/NĐ-CP

    II. Kinh doanh dịch vụ xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, xây dựng phần mềm của hệ thống thông tin đất đai

    Điều kiện của tổ chức, cá nhân hoạt động tư vấn về xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, xây dựng phần mềm của hệ thống thông tin đất đai được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

    Căn cứ pháp lý:

    - Điều 20 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT

    III. Kinh doanh dịch vụ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

    Điều kiện của tổ chức hoạt động tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

    1. Có chức năng tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

    2. Có các cá nhân đủ điều kiện hoạt động tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo quy định tại Điều 23 của Thông tư 34/2014/TT-BTNMT như sau:

    2.1 Có ít nhất 10 cá nhân đối với tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện;

    2.2 Có ít nhất 15 cá nhân đối với tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh, cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.

    Điều kiện của cá nhân hoạt động tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

    Cá nhân được hoạt động tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trong tổ chức có chức năng tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai khi có đủ các điều kiện sau đây:

    3. Có năng lực hành vi dân sự.

    4. Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về chuyên ngành công nghệ thông tin, quản lý đất đai, địa chính, trắc địa bản đồ và có kinh nghiệm xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tối thiểu 03 năm.

    Căn cứ pháp lý:

    - Điều 22, 23 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT

    IV. Kinh doanh dịch vụ xác định giá đất

    Điều kiện hoạt động của tư vấn xác định giá đất, cá nhân hành nghề tư vấn xác định giá đất:

    * Tổ chức được hoạt động tư vấn xác định giá đất khi có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Có chức năng tư vấn xác định giá đất hoặc thẩm định giá hoặc tư vấn định giá bất động sản;
    2. Có ít nhất 03 định giá viên đủ điều kiện hành nghề tư vấn xác định giá đất.

    * Cá nhân chỉ được hành nghề tư vấn xác định giá đất trong tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất và phải có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Có năng lực hành vi dân sự;
    2. Có phẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, khách quan;
    3. Có trình độ từ đại học trở lên chuyên ngành về quản lý đất đai, vật giá, thẩm định giá, địa chính, kinh doanh bất động sản, kinh tế bất động sản và các chuyên ngành khác liên quan đến định giá đất;
    4. Có thời gian công tác thực tế theo chuyên ngành đào tạo từ 36 tháng trở lên sau khi có bằng tốt nghiệp chuyên ngành quy định tại Điểm c nêu trên;

    5. Có Thẻ thẩm định viên về giá được cấp theo quy định của pháp luật về giá hoặc có Chứng chỉ định giá bất động sản được cấp theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản hoặc Chứng chỉ định giá đất.

    Căn cứ pháp lý:

    - Điều 20 Nghị định 44/2014/NĐ-CP

    V. Kinh doanh dịch vụ đấu giá quyền sử dụng đất

    Điều kiện hoạt động của kinh doanh dịch vụ đấu giá quyền sử dụng đất:

    1. Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và quy định tại Nghị định 17/2010/NĐ-CP.

    2. Ngoài các điều kiện về thành lập, hoạt động của từng loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, doanh nghiệp được hoạt động kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản phải có đủ các điều kiện sau đây:

    2.1 Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bán đấu giá tài sản phải là đấu giá viên;

    2.2 Có trụ sở, cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết khác bảo đảm cho hoạt động bán đấu giá tài sản.

    3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc đăng ký kinh doanh cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

    Căn cứ pháp lý:

    - Điều 16 Nghị định 17/2010/NĐ-CP

    - Điều 11 Thông tư 23/2010/TT-BTP

    VI. Kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ

    Điều kiện hoạt động Kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ:

    Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ

    Tổ chức trong nước được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ khi có đủ các điều kiện sau:

    1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề đo đạc và bản đồ đối với tổ chức hoạt động kinh doanh; có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó có quy định chức năng, nhiệm vụ hoạt động đo đạc và bản đồ đối với đơn vị sự nghiệp.

    2. Có lực lượng kỹ thuật đo đạc và bản đồ tối thiểu như sau:

    a) 01 kỹ thuật trưởng có trình độ đại học trở lên, chuyên ngành đào tạo về đo đạc và bản đồ, có thực tế hoạt động đo đạc và bản đồ ít nhất ba (03) năm, có hợp đồng lao động được đóng bảo hiểm từ 01 năm trở lên, không được đồng thời là kỹ thuật trưởng của tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ khác;

    b) 04 nhân viên kỹ thuật có trình độ trung cấp trở lên, chuyên ngành đào tạo về đo đạc và bản đồ.

    3. Có thiết bị công nghệ đo đạc và bản đồ phù hợp với định mức thiết bị quy định trong định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc và bản đồ để thực hiện một (01) sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc nội dung đề nghị cấp phép.

    Căn cứ pháp lý:

    Nghị định 45/2015/NĐ-CP

    VII. Kinh doanh dịch vụ khoan nước dưới đất

    Điều kiện hoạt động Kinh doanh dịch vụ khoan nước dưới đất:

    1. Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất

    Tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất phải có đủ các điều kiện sau đây:

    1.1. Có quyết định thành lập tổ chức của cấp có thẩm quyền hoặc một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với nhóm cá nhân, hộ gia đình do cơ quan có thẩm quyền cấp (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), trong đó có nội dung hoạt động liên quan đến ngành nghề khoan nước dưới đất.

    1.2. Người đứng đầu tổ chức hoặc người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hành nghề (sau đây gọi chung là người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật) phải am hiểu các quy định của pháp luật về bảo vệ nước dưới đất và đáp ứng các điều kiện sau:

    a) Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô nhỏ:

    Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các ngành địa chất (địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật), khoan và có ít nhất hai (02) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề hoặc công nhân khoan có tay nghề bậc 3/7 hoặc tương đương trở lên và có ít nhất bốn (04) năm kinh nghiệm liên tục trong lĩnh vực hành nghề; đã trực tiếp tham gia thiết kế, lập báo cáo hoặc thi công khoan ít nhất 05 công trình khoan nước dưới đất.

    Trường hợp không có một trong các văn bằng quy định nêu trên thì phải có ít nhất năm (05) năm kinh nghiệm liên tục trong lĩnh vực hành nghề, đã trực tiếp thi công ít nhất 10 công trình khoan nước dưới đất và phải có chứng nhận đã qua khóa đào tạo, tập huấn kỹ thuật về bảo vệ tài nguyên nước dưới đất trong hoạt động hành nghề khoan nước dưới đất do Cục Quản lý tài nguyên nước hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức.

    b) Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa:

    Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các ngành địa chất (địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật), khoan và có ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề hoặc tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các ngành địa chất (địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật), khoan và có ít nhất năm (05) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề; đã trực tiếp tham gia lập đề án, báo cáo thăm dò, thiết kế hệ thống giếng khai thác hoặc chỉ đạo thi công ít nhất 05 công trình khoan nước dưới đất có lưu lượng từ 200m3/ngày đêm trở lên.

    c) Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô lớn:

    Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các ngành địa chất (địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật), khoan và có ít nhất bảy (07) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề; đã trực tiếp tham gia lập đề án, báo cáo thăm dò, thiết kế hệ thống giếng khai thác hoặc chỉ đạo thi công ít nhất 03 công trình khoan nước dưới đất có lưu lượng từ 3000 m3/ngày đêm trở lên.

    d) Người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật phải là người của tổ chức, cá nhân hành nghề hoặc có hợp đồng lao động với tổ chức, cá nhân hành nghề theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp hợp đồng lao động là loại xác định thời hạn thì tại thời điểm nộp hồ sơ, thời hạn hiệu lực của hợp đồng lao động phải còn ít nhất là 12 tháng.

    1.3. Máy khoan và các thiết bị thi công khoan phải bảo đảm có tính năng kỹ thuật phù hợp, đáp ứng yêu cầu đối với quy mô hành nghề và an toàn lao động theo quy định hiện hành.

    Căn cứ pháp lý:

    - Điều 36 Luật tài nguyên nước 2012.

    - Nghị định 201/2013/NĐ-CP

    - Điều 6 Thông tư 40/2014/TT-BTNMT

    VIII. Kinh doanh dịch vụ thăm dò nước dưới đất

    Điều kiện hoạt động đầu tư Kinh doanh dịch vụ thăm dò nước dưới đất:

    1. Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất

    Tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất phải có đủ các điều kiện sau đây:

    1.1. Có quyết định thành lập tổ chức của cấp có thẩm quyền hoặc một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với nhóm cá nhân, hộ gia đình do cơ quan có thẩm quyền cấp (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), trong đó có nội dung hoạt động liên quan đến ngành nghề khoan nước dưới đất.

    1.2. Người đứng đầu tổ chức hoặc người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hành nghề (sau đây gọi chung là người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật) phải am hiểu các quy định của pháp luật về bảo vệ nước dưới đất và đáp ứng các điều kiện sau:

    a) Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô nhỏ:

    Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các ngành địa chất (địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật), khoan và có ít nhất 02 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề hoặc công nhân khoan có tay nghề bậc 3/7 hoặc tương đương trở lên và có ít nhất bốn (04) năm kinh nghiệm liên tục trong lĩnh vực hành nghề; đã trực tiếp tham gia thiết kế, lập báo cáo hoặc thi công khoan ít nhất năm (05) công trình khoan nước dưới đất.

    Trường hợp không có một trong các văn bằng quy định nêu trên thì phải có ít nhất năm (05) năm kinh nghiệm liên tục trong lĩnh vực hành nghề, đã trực tiếp thi công ít nhất mười (10) công trình khoan nước dưới đất và phải có chứng nhận đã qua khóa đào tạo, tập huấn kỹ thuật về bảo vệ tài nguyên nước dưới đất trong hoạt động hành nghề khoan nước dưới đất do Cục Quản lý tài nguyên nước hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức.

    b) Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa:

    Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các ngành địa chất (địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật), khoan và có ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề hoặc tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các ngành địa chất (địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật), khoan và có ít nhất năm (05) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề; đã trực tiếp tham gia lập đề án, báo cáo thăm dò, thiết kế hệ thống giếng khai thác hoặc chỉ đạo thi công ít nhất 05 công trình khoan nước dưới đất có lưu lượng từ 200m3/ngày đêm trở lên.

    c) Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô lớn:

    Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các ngành địa chất (địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật), khoan và có ít nhất 07 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề; đã trực tiếp tham gia lập đề án, báo cáo thăm dò, thiết kế hệ thống giếng khai thác hoặc chỉ đạo thi công ít nhất 03 công trình khoan nước dưới đất có lưu lượng từ 3000 m3/ngày đêm trở lên.

    d) Người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật phải là người của tổ chức, cá nhân hành nghề hoặc có hợp đồng lao động với tổ chức, cá nhân hành nghề theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp hợp đồng lao động là loại xác định thời hạn thì tại thời điểm nộp hồ sơ, thời hạn hiệu lực của hợp đồng lao động phải còn ít nhất là 12 tháng.

    1.3. Máy khoan và các thiết bị thi công khoan phải bảo đảm có tính năng kỹ thuật phù hợp, đáp ứng yêu cầu đối với quy mô hành nghề và an toàn lao động theo quy định hiện hành.

    Căn cứ pháp lý:

    - Điều 52 Luật tài nguyên nước 2012

    - Điều 14 Nghị định 201/2013/NĐ-CP

    - Điều 6 Thông tư 40/2014/TT-BTNMT

    IX. Kinh doanh dịch vụ khai thác, xử lý và cung cấp nước

    Điều kiện hoạt động đầu tư Kinh doanh dịch vụ khai thác, xử lý và cung cấp nước: 

    1. Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất

    Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

    1.1. Đã thực hiện việc thông báo, lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại Điều 2 của Nghị định 201/2013/NĐ-CP.

    1.2. Có đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước nếu chưa có quy hoạch tài nguyên nước. Đề án, báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường lập; thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.

    Phương án, biện pháp xử lý nước thải thể hiện trong đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước phải bảo đảm nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; phương án thiết kế công trình hoặc công trình khai thác tài nguyên nước phải phù hợp với quy mô, đối tượng khai thác và đáp ứng yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước.

    1.3. Đối với trường hợp khai thác, sử dụng nước dưới đất với quy mô từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên, còn phải có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực thực hiện việc quan trắc, giám sát hoạt động khai thác nước theo quy định; trường hợp chưa có công trình thì phải có phương án bố trí thiết bị, nhân lực thực hiện việc quan trắc, giám sát hoạt động khai thác nước.

    2. Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt

    Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

    2.1. Đã thực hiện việc thông báo, lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại Điều 2 của Nghị định 201/2013/NĐ-CP.

    2.2. Có đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước nếu chưa có quy hoạch tài nguyên nước. Đề án, báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường lập; thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.

    Phương án, biện pháp xử lý nước thải thể hiện trong đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước phải bảo đảm nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; phương án thiết kế công trình hoặc công trình khai thác tài nguyên nước phải phù hợp với quy mô, đối tượng khai thác và đáp ứng yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước.

    2.3. Đối với trường hợp khai thác, sử dụng nước mặt có xây dựng hồ, đập trên sông, suối phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 53 của Luật tài nguyên nước đó là: Có các hạng mục công trình để bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu, sử dụng nguồn nước tổng hợp, đa mục tiêu, sử dụng dung tích chết của hồ chứa trong trường hợp hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng, bảo đảm sự di cư của các loài cá, sự đi lại của phương tiện vận tải thủy đối với các đoạn sông, suối có hoạt động vận tải thủy

    2.4. Có phương án bố trí thiết bị, nhân lực để vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước; phương án quan trắc khí tượng, thủy văn, tổ chức dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa theo quy định đối với trường hợp chưa có công trình;

    2.5. Có quy trình vận hành hồ chứa; có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực để thực hiện việc vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước, quan trắc khí tượng, thủy văn và dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa theo quy định đối với trường hợp đã có công trình.

    3. Giấy phép khai thác, sử dụng nước biển

    3.1. Đã thực hiện việc thông báo, lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP.

    3.2. Có đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước nếu chưa có quy hoạch tài nguyên nước. Đề án, báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường lập; thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.

    Phương án, biện pháp xử lý nước thải thể hiện trong đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước phải bảo đảm nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; phương án thiết kế công trình hoặc công trình khai thác tài nguyên nước phải phù hợp với quy mô, đối tượng khai thác và đáp ứng yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước.

     

    Căn cứ pháp lý:

    - Luật tài nguyên nước 2012

    - Điều 20 Nghị định 201/2013/NĐ-CP

    - Thông tư 40/2014/TT-BTNMT

    - Điều 4, Thông tư 27/2014/TT-BTNMT

    - Thông tư 56/2014/TT-BTNMT

     

    (Còn nữa)

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ChuTuocLS vì bài viết hữu ích
    minhqmco (22/08/2015) cuncua99 (24/08/2015)
  • #397256   21/08/2015

    ChuTuocLS
    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    X. Kinh doanh dịch vụ thoát nước

    Điều kiện hoạt động đầu tư Kinh doanh dịch vụ thoát nước

    1. Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

    1.1. Đã thực hiện việc thông báo, lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan.

    1.2. Có đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước nếu chưa có quy hoạch tài nguyên nước. Đề án, báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường lập; thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.

    Phương án, biện pháp xử lý nước thải thể hiện trong đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước phải bảo đảm nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; phương án thiết kế công trình hoặc công trình khai thác tài nguyên nước phải phù hợp với quy mô, đối tượng khai thác và đáp ứng yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước.

    1.3. Đối với trường hợp xả nước thải vào nguồn nước, ngoài điều kiện quy định tại Khoản 1.1 và Khoản 1.2 nêu trên, còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

    1.3.1 Có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân khác đủ năng lực thực hiện việc vận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc hoạt động xả nước thải đối với trường hợp đã có công trình xả nước thải;

    1.3.2 Có phương án bố trí thiết bị, nhân lực để thực hiện việc vận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc hoạt động xả nước thải đối với trường hợp chưa có công trình xả nước thải;

    1.3.3 Đối với trường hợp xả nước thải quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 của Nghị định 201/2013/NĐ-CP, còn phải có phương án, phương tiện, thiết bị cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và thực hiện việc giám sát hoạt động xả nước thải theo quy định.

    Căn cứ pháp lý:

    - Luật tài nguyên nước 2012

    - Nghị định 117/2007/NĐ-CP

    - Điều 20 Nghị định 201/2013/NĐ-CP

    - Thông tư 56/2014/TT-BTNMT

    XI. Kinh doanh dịch vụ thăm dò khoáng sản

    Đối với tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản phải đáp ứng  điều kiện sau đây:

    1. Được thành lập theo quy định pháp luật.

    2. Có người phụ trách kỹ thuật tốt nghiệp đại học chuyên ngành địa chất thăm dò đã công tác thực tế trong thăm dò khoáng sản ít nhất 05 năm; có hiểu biết, nắm vững tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thăm dò khoáng sản.

    3. Có đội ngũ công nhân kỹ thuật chuyên ngành địa chất thăm dò, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, địa vật lý, khoan, khai đào và chuyên ngành khác có liên quan.

    4. Có thiết bị, công cụ chuyên dùng cần thiết để thi công công trình thăm dò khoáng sản.

    5. Giấy phép thăm dò khoáng sản

    Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:

    5.1 Được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền lựa chọn ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản hoặc trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò theo quy định của Luật Khoáng sản; nếu tổ chức không có đủ điều kiện hành nghề thì phải có hợp đồng với tổ chức có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1 nêu trên;

    5.1.1 Có đề án thăm dò phù hợp với quy hoạch khoáng sản; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;

    5.1.2 Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 50% tổng vốn đầu tư thực hiện đề án thăm dò khoáng sản.

    Hộ gia đình đăng ký kinh doanh ngành nghề thăm dò khoáng sản được thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

    5.2 Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề thăm dò khoáng sản được thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

    5.2.1. Được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản hoặc trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản; có hợp đồng với tổ chức có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1 nêu trên để thực hiện đề án thăm dò.

    5.2.2. Có đề án thăm dò phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có khoáng sản.

    5.2.3. Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 50% tổng vốn đầu tư thực hiện đề án thăm dò khoáng sản.

    5.2.4. Diện tích khu vực xin thăm dò không quá 01 ha.

    Căn cứ pháp lý:

    - Điều 35, 40, 53 Luật Khoáng sản 2010

    - Điều 13, 14, 23 Nghị định 15/2012/NĐ-CP

    - Thông tư 17/2012/TT-BTNMT

    XII. Khai thác khoáng sản

    Điều kiện hoạt động đầu tư Khai thác khoáng sản:

    1. Giấy phép khai thác khoáng sản

    1.1 Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:

    1.1.1. Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;

    1.1.2. Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

    1.1.3. Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.

    1.2. Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

    1.2.1. Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò và phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố nơi có khoáng sản. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác phù hợp.

    1.2.2. Có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

    1.2.3. Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.

    1.2.4 Quy mô công suất khai thác không quá 3.000 m3 sản phẩm là khoáng sản nguyên khai/năm

    Căn cứ pháp lý:

    - Điều 35, 40, 53  Luật Khoáng sản 2010

    - Điều 13, 14, 23 Nghị định 15/2012/NĐ-CP

    XIII. Nhập khẩu phế liệu

    Điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu

    1. Tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất phải đáp ứng các điều kiện sau:

    a) Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu

    - Có hệ thống thu gom nước mưa; hệ thống thu gom và biện pháp xử lý các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

    - Có cao độ nền đảm bảo không bị ngập lụt; mặt sàn trong khu vực lưu giữ phế liệu được thiết kế để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính toán.

    - Có tường và vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ phế liệu bằng vật liệu không cháy; có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong.

    - Có thiết bị phòng cháy chữa cháy (ít nhất gồm có bình bọt chữa cháy, cát để dập lửa), sơ đồ thoát hiểm, ký hiệu hướng dẫn thoát hiểm đúng hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy.

    b) Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu

    - Có hệ thống thu gom và biện pháp xử lý nước mưa đợt đầu chảy tràn qua bãi phế liệu nhập khẩu và các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

    - Có cao độ nền đảm bảo không bị ngập lụt; sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính toán.

    - Có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ phế liệu.

    - Có thiết bị phòng cháy chữa cháy (ít nhất gồm có bình bọt chữa cháy, cát để dập lửa) đúng hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy.

    c) Công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định;

    d) Có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm thì phải chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý;

    đ) Ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP;

    e) Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

    2. Tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện sau:

    a) Có hợp đồng ủy thác nhập khẩu ký với tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất đã đáp ứng đúng các quy định tại Khoản 1 Điều 56 Nghị định 38/2015/NĐ-CP;

    b) Ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định tại Nghị định Nghị định số 38/2015/NĐ-CP;

    c) Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;

    d) Không được phép lưu giữ phế liệu nhập khẩu trong trường hợp không có kho bãi đảm bảo các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 56 Nghị định 38/2015/NĐ-CP.

    3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định trình tự, thủ tục xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 56 Nghị định 38/2015/NĐ-CP; hướng dẫn yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 56 Nghị định 38/2015/NĐ-CP.

    Căn cứ pháp lý:

    - Luật Bảo vệ môi trường 2014

    - Điều 56 Nghị định 38/2015/NĐ-CP

    - Điều 4, 5 Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT-BCT-BTNMT

    XIV. Kinh doanh dịch vụ quan trắc môi trường

    1. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trong lĩnh vực quan trắc tại hiện trường

    Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trong lĩnh vực quan trắc tại hiện trường phải có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Có Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp trong đó có hoạt động quan trắc môi trường.

    2. Có đủ điều kiện về nhân lực thực hiện hoạt động quan trắc hiện trường theo quy định sau đây:

    2.1 Người đứng đầu của tổ chức phải có trình độ từ đại học trở lên;

    2.2 Có đủ số lượng người thực hiện hoạt động quan trắc tại hiện trường theo các thành phần môi trường và thông số quan trắc đề nghị chứng nhận;

    2.3 Phải có người trực tiếp phụ trách đội quan trắc tại hiện trường có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về môi trường, hóa học, sinh học, lâm nghiệp, thổ nhưỡng, vật lý hạt nhân, phóng xạ, địa lý, địa chất và có tối thiểu 24 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường;

    2.4 Người thực hiện quan trắc tại hiện trường tối thiểu phải có trình độ sơ cấp tương ứng với ngạch quan trắc viên sơ cấp tài nguyên môi trường. Trong đó, số người có trình độ sơ cấp chiếm không quá 30% đội ngũ người thực hiện quan trắc tại hiện trường.

    3. Có đủ điều kiện về trang thiết bị, phương pháp và cơ sở vật chất thực hiện hoạt động quan trắc tại hiện trường theo quy định sau đây:

    3.1 Có các trang thiết bị, dụng cụ và hóa chất đủ để thực hiện việc lấy mẫu, bảo quản mẫu và đo, thử nghiệm, phân tích mẫu tại hiện trường các thông số quan trắc môi trường của các thành phần môi trường đề nghị chứng nhận bảo đảm độ chính xác và theo đúng phương pháp do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định;

    3.2 Có quy trình bảo quản, sử dụng an toàn, bảo dưỡng và kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo quy định của nhà sản xuất;

    3.3 Có quy trình sử dụng, vận hành tất cả các thiết bị lấy mẫu, bảo quản mẫu và đo, thử nghiệm, phân tích mẫu tại hiện trường;

    3.4 Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ và an toàn lao động cho người lao động khi thực hiện nhiệm vụ quan trắc tại hiện trường;

    3.5 Có trụ sở làm việc và đủ diện tích đặc thù để bảo đảm chất lượng công tác quan trắc tại hiện trường và quản lý số liệu, kết quả quan trắc.

    Căn cứ pháp lý:

    - Nghị định 127/2014/NĐ-CP

    - Thông tư 19/2015/TT-BTNMT

    2.  Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trong lĩnh vực phân tích môi trường

    Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trong lĩnh vực phân tích môi trường phải có đủ các điều kiện theo quy định sau đây:

    1. Có Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp trong đó có hoạt động quan trắc môi trường.

    2. Có đủ điều kiện về nhân lực thực hiện hoạt động phân tích môi trường theo quy định sau đây:

    2.1 Người đứng đầu của tổ chức phải có trình độ từ đại học trở lên;

    2.2 Có đủ số lượng người thực hiện hoạt động phân tích môi trường theo các thành phần môi trường và thông số phân tích đề nghị chứng nhận;

    2.3 Người quản lý phòng thí nghiệm phải có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về hóa học, môi trường, sinh học, thổ nhưỡng, vật lý hạt nhân, phóng xạ, địa lý, địa chất và phải có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm đối với trường hợp có trình độ đại học, 03 năm kinh nghiệm đối với trường hợp có trình độ Thạc sỹ, 02 năm kinh nghiệm đối với trường hợp có trình độ Tiến sỹ trong lĩnh vực phân tích môi trường;

    2.4 Trưởng nhóm phân tích môi trường tối thiểu phải có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về hóa học, môi trường, sinh học, thổ nhưỡng, vật lý hạt nhân, phóng xạ và có tối thiểu 18 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích môi trường đề nghị chứng nhận hoặc có khả năng sử dụng thành thạo tối thiểu một thiết bị chuyên sâu của phòng thí nghiệm;

    2.5 Người phụ trách bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng phòng thí nghiệm phải có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về hóa học, môi trường, sinh học, thổ nhưỡng, vật lý hạt nhân, phóng xạ và phải có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích môi trường;

    2.6 Người thực hiện phân tích tại phòng thí nghiệm, trừ người quản lý phòng thí nghiệm, trưởng nhóm phân tích và người phụ trách bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng, phải có trình độ trung cấp trở lên, được đào tạo trong lĩnh vực phân tích môi trường đề nghị chứng nhận.

    3. Có đủ điều kiện về trang thiết bị, phương pháp và cơ sở vật chất thực hiện hoạt động phân tích môi trường theo quy định sau đây:

    3.1 Có trang thiết bị, dụng cụ và hóa chất đủ để thực hiện việc xử lý mẫu, phân tích các thông số môi trường của các thành phần môi trường đề nghị chứng nhận bảo đảm độ chính xác và theo đúng phương pháp phân tích do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định;

    3.2 Có quy trình bảo quản, sử dụng an toàn, bảo dưỡng và kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị phân tích theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc quy định của nhà sản xuất;

    3.3 Có quy trình sử dụng, vận hành tất cả các thiết bị phân tích môi trường;

    3.4 Có đầy đủ các phương tiện bảo hộ và an toàn lao động cho người thực hiện nhiệm vụ phân tích môi trường;

    3.5 Có quy trình bảo quản, sử dụng hóa chất, các chuẩn đo, các mẫu chuẩn và xử lý, lưu mẫu phân tích theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc quy định của nhà sản xuất;

    3.6 Có trụ sở làm việc, đủ diện tích đặc thù để bảo đảm chất lượng công tác phân tích môi trường và phải bảo đảm duy trì tốt điều kiện môi trường phòng thí nghiệm (về ánh sáng, nguồn điện, độ ẩm, nhiệt độ, vô trùng, chế độ thông gió) theo yêu cầu của phép phân tích do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc yêu cầu của nhà sản xuất;

    3.7 Có các biện pháp bảo đảm vệ sinh công nghiệp, an toàn phòng cháy, chữa cháy và tuân thủ nghiêm ngặt việc thu gom, quản lý và xử lý chất thải phòng thí nghiệm theo đúng quy định của pháp luật.

    Căn cứ pháp lý:

    - Nghị định 127/2014/NĐ-CP

    - Thông tư 19/2015/TT-BTNMT

    XV. Kinh doanh dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết

    1. Điều kiện của tổ chức thực hiện đánh giá môi trường chiến lược

    1. Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tổ chức dịch vụ tư vấn khi thực hiện đánh giá môi trường chiến lược phải bảo đảm các điều kiện dưới đây:

    a) Có cán bộ thực hiện đánh giá môi trường chiến lược đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP;

    b) Có phòng thí nghiệm, các thiết bị kiểm chuẩn được xác nhận đủ điều kiện thực hiện đo đạc, lấy mẫu, xử lý, phân tích mẫu về môi trường phục vụ việc đánh giá môi trường chiến lược; trường hợp không có phòng thí nghiệm các thiết bị kiểm chuẩn đáp ứng yêu cầu, phải có hợp đồng thuê đơn vị có đủ năng lực.

    2. Cán bộ thực hiện đánh giá môi trường chiến lược phải có trình độ đại học trở lên và phải có chứng chỉ tư vấn đánh giá môi trường chiến lược.

    3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý việc đào tạo, cấp chứng chỉ tư vấn đánh giá môi trường chiến lược

    Căn cứ pháp lý:

    - Luật Bảo vệ môi trường 2014

    - Điều 9, 13, 18 Nghị định 18/2015/NĐ-CP

    - Điều 3 Thông tư 26/2011/TT-BTNMT

    2. Điều kiện của tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

    1. Chủ dự án, tổ chức tư vấn khi thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có đủ các điều kiện dưới đây:

    a) Có cán bộ thực hiện đánh giá tác động môi trường đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP;

    b) Có cán bộ chuyên ngành liên quan đến dự án với trình độ đại học trở lên;

    c) Có phòng thí nghiệm, các thiết bị kiểm chuẩn được xác nhận đủ điều kiện thực hiện đo đạc, lấy mẫu, xử lý, phân tích mẫu về môi trường phục vụ việc đánh giá tác động môi trường của dự án; trường hợp không có phòng thí nghiệm, các thiết bị kiểm chuẩn đáp ứng yêu cầu, phải có hợp đồng thuê đơn vị có đủ năng lực.

    2. Cán bộ thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có trình độ đại học trở lên và phải có chứng chỉ tư vấn đánh giá tác động môi trường đúng chuyên ngành.

    3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý việc đào tạo, cấp chứng chỉ tư vấn đánh giá tác động môi trường.

    Căn cứ pháp lý:

    Luật Bảo vệ môi trường 2014

    - Điều 9, 13, 18 Nghị định 18/2015/NĐ-CP

    - Điều 3 Thông tư 26/2011/TT-BTNMT

    XVI. Kinh doanh chế phẩm sinh học

    Điều kiện hoạt động đầu tư Kinh doanh chế phẩm sinh học:

    1. Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học

    Điều kiện để cấp Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học:

    1.1 Đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học

    Căn cứ pháp lý:

    - Điều 12 Thông tư 19/2010/TT-BTNMT

    XVII. Kinh doanh dịch vụ thu hồi, vận chuyển, xử lý sản phẩm thải bỏ

    Điều kiện đối với giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm thuộc thẩm quyền của Bộ TNMT

    * Tổ chức, cá nhân phải có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trong các trường hợp sau:

    1. Khi vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ với khối lượng bằng hoặc vượt ngưỡng khối lượng phải cấp phép vận chuyển theo quy định tại cột (6) Phụ lục 1 Thông tư số 52/2013/TT-BTNMT

    2. Khi vận chuyển từng loại hàng nguy hiểm có khối lượng không vượt ngưỡng khối lượng phải cấp phép vận chuyển theo quy định tại cột (6) Phụ lục 1 Thông tư 52/2013/TT-BTNMT, nhưng tổng khối lượng của các chất độc hại, chất lây nhiễm vận chuyển trên cùng một phương tiện giao thông cơ giới đường bộ lớn hơn 01 tấn/chuyến (không tính khối lượng bao bì).

    * Tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Thông tư số 52/2013/TT-BTNMT, không cần có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trong các trường hợp sau:

    3. Khi vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ với khối lượng dưới ngưỡng khối lượng phải cấp phép vận chuyển theo quy định tại cột (6) Phụ lục 1 Thông tư 52/2013/TT-BTNMT, nhưng phải có Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm (theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 Thông tư 52/2013/TT-BTNMT) và phải tuân theo các điều kiện vận chuyển và trách nhiệm quy định tại các Điều 5, 6, 7, 10 và Điều 20 Thông tư 52/2013/TT-BTNMT;

    4. Khi vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm bằng phương tiện giao thông đường thủy nội địa hoặc đường sắt, nhưng phải tuân theo các quy định tương ứng tại Nghị định 29/2005/NĐ-CP hoặc Nghị định 109/2006/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 03/2012/NĐ-CP và phải tuân theo các điều kiện vận chuyển và trách nhiệm quy định tại các Điều 5, 6, 8, 9, 10 và Điều 20 Thông tư 52/2013/TT-BTNMT.

    Căn cứ pháp lý:

    - Nghị định 104/2009/NĐ-CP

    - Thông tư 52/2013/TT-BTNMT

    (Hết)

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ChuTuocLS vì bài viết hữu ích
    cuncua99 (24/08/2015) minhqmco (22/08/2015)
  • #397258   21/08/2015

    ChuTuocLS
    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    Mình đã cập nhật đầy đủ Danh mục 267 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Dưới đây là file word các bạn có thể tải về xem nhé.

     
    Báo quản trị |  
  • #397862   28/08/2015

    Cảm ơn bác ChutuocLS nhiều nhé! em đã tìm cái này lâu, Thanks bác again!

     
    Báo quản trị |  
  • #406482   13/11/2015

    Danh mục ngành nghề có điều kiện nhưng hiện tại khi đăng ký kinhd oanh doanh nghiệp không cần chứng chỉ, khi hoạt động ngành nghề nào thì cơ quan quản lý trực tiếp sẽ kiểm tra DN bạn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bravolaw vì bài viết hữu ích
    Truonglang118 (27/02/2016)
  • #414395   24/01/2016

    chào bạn, bạn có thể gửi file word cho mình được ko? mình cảm ơn! chúc bạn buổi tối vui vẻ!

     

     
    Báo quản trị |  
  • #414404   24/01/2016

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Có link file Word bên trên đó, bạn tải về dùng được ngay, cần gì gửi qua mail nữa

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    ChuTuocLS (18/02/2016)
  • #415907   18/02/2016

    ChuTuocLS
    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    Bổ sung dự báo, cảnh báo khí tựơng thủy văn vào danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện từ 01/7/2016

    Đó là một trong những quy định quan trọng tại Luật khí tượng, thủy văn 2015 thay thế Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình khí tượng thủy văn năm 1994.

    Hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phải đảm bảo 3 yêu cầu sau:

    1. Dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.

    2. Tổ chức, cá nhân hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phải chịu trách nhiệm về bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn do mình ban hành.

    3. Thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phải được cập nhật thường xuyên, kịp thời theo diễn biến của hiện tượng khí tượng thủy văn, dễ hiểu, dễ sử dụng, được chuyển tải bằng ngôn ngữ tiếng Việt.

     
    Báo quản trị |  
  • #427819   15/06/2016

    hungvn6789
    hungvn6789

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:15/06/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Cho em hỏi thêm thông tin: Nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư khai thác cảng biển tại Việt Nam có cần các điều kiện gì không ạ, như tỷ lệ vốn điều lệ, hình thức đầu tư...

    Em cảm ơn anh (chị)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungvn6789 vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (01/12/2016)
  • #443086   01/12/2016

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    hungvn6789 viết:

    Cho em hỏi thêm thông tin: Nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư khai thác cảng biển tại Việt Nam có cần các điều kiện gì không ạ, như tỷ lệ vốn điều lệ, hình thức đầu tư...

    Em cảm ơn anh (chị)

    Chào bạn hungvn6789, quy định về điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển hiện nay chưa có Nghị định chính thức hướng dẫn cụ thể, nội dung này vẫn còn nằm ở Dự thảo, do vậy, bạn có thể tham khảo nội dung điều kiện tại đây:

    Chương II

    ĐIỀU KIỆN KINH DOANH KHAI THÁC CẢNG BIỂN

    Điều 5. Điều kiện về tài chính của doanh nghiệp

    Doanh nghiệp cảng phải có vốn điều lệ tối thiểu như sau:

    1. Cảng biển tiếp nhận tàu thuyền có trọng tải dưới 3.000 DWT: 20 (hai mươi) tỷ đồng.

    2. Cảng biển tiếp nhận tàu thuyền có trọng tải từ 3.000 DWT đến 10.000 DWT:  60 (sáu mươi) tỷ đồng.

    3. Cảng biển tiếp nhận tàu thuyền có trọng tải trên 10.000 DWT: 100 (một trăm) tỷ đồng.

    Điều 6. Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực

    1. Điều kiện về tổ chức bộ máy

    a) Có bộ phận quản lý hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển;

    b) Có bộ phận quản lý an ninh hàng hải theo quy định.

    c) Có bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định.

    2. Điều kiện về nhân lực

    a) Người phụ trách bộ phận quản lý hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển phải tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành: kinh tế, thương mại và có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh khai thác cảng biển 05 (năm) năm trở lên;

    b) Có cán bộ an ninh cảng biển được đào tạo, huấn luyện và cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng (ISPS Code);

    c) Người phụ trách an toàn, vệ sinh lao động của cảng biển phải được đào tạo, tập huấn và cấp chứng nhận về phòng chống cháy, chữa cháy; an toàn vệ sinh lao động theo quy định.

    Điều 7. Điều kiện về trang thiết bị vận hành cảng

    1. Doanh nghiệp cảng phải có đầy đủ các trang thiết bị bốc, dỡ hàng hóa trong cảng; trang thiết bị chuyên dùng, phương tiện vận chuyển hàng hóa trong cảng và phần mềm điều hành khai thác hàng hóa đối với cảng công-ten-nơ đáp ứng mục đích theo phương án khai thác cảng.

    2. Các trang thiết bị vận hành cảng phải đáp ứng Tiêu chuẩn kỹ thuật,  Quy chuẩn kỹ thuật do cấp có thẩm quyền ban hành.

    3. Trường hợp không có đủ các trang thiết bị quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp cảng phải có hợp đồng thuê thiết bị, thời gian thuê tối thiểu là 05 (năm) năm.

    Điều 8. Điều kiện về kho, bãi, trang thiết bị bảo quản hàng hóa trong cảng

    Doanh nghiệp cảng, trừ doanh nghiệp kinh doanh khai thác bến phao, khu neo đậu, khu chuyển tải, phải đáp ứng các điều kiện về kho, bãi, trang thiết bị bảo quản hàng hóa trong cảng dưới đây:

    1. Doanh nghiệp cảng phải có đầy đủ kho, bãi, trang thiết bị bảo quản hàng hóa đáp ứng mục đích theo phương án khai thác cảng.

    2. Kho, bãi, trang thiết bị bảo quản hàng hóa phải đáp ứng Tiêu chuẩn kỹ thuật, Quy chuẩn kỹ thuật do cấp có thẩm quyền ban hành.

    Điều 9. Điều kiện về an toàn, an ninh, phòng chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường

    Doanh nghiệp cảng phải có tài liệu, văn bản chứng nhận về an toàn, an ninh, vệ sinh lao động, phòng chống cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường đối với cảng biển theo quy định của pháp luật.

     
    Báo quản trị |