“Đánh ghen” ở mức độ nào thì bị xử lý hành chính, truy cứu TNHS?

Chủ đề   RSS   
  • #557979 17/09/2020

    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    “Đánh ghen” ở mức độ nào thì bị xử lý hành chính, truy cứu TNHS?

    Đánh ghen

    Đánh ghen: Ảnh minh họa

    “Tuesday” một cái tên mà giới chị em phụ nữ hay gọi đối với “người thứ 3” trong một cuộc tình, từ đó đã không ít các hành vi ‘đánh ghen’ với nhiều mức độ  khác nhau đã và đang là hiện tượng bàn tán trên mạng xã hội hiện nay.

    Hành vi “đánh ghen” thường rất đa dạng, bằng lời nói hoặc hành động của một người đối với người mà họ cho rằng có quan hệ tình cảm bất chính, tùy từng hành vi mà mức xử lý cũng sẽ khác nhau.

    Xử lý hành chính:

    Trường hợp có những cử chỉ, lời nói xúc phạm đến người khác mà chưa đến mức truy cứu TNHS thì sẽ bị xử lý theo điểm 1, khoản 1, Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì bị xử phạt theo lỗi vi phạm quy định về trật tự công cộng khi có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, cụ thể đối với hành vi này bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

    Khi nào xử lý hình sự:

    - Trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có thể bị truy cứu theo điều 134 BLHS:

    Trích:

    “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

    …”

    - Trường hợp hành vi đánh đánh ghen, lột đồ giữa đường, hoặc rắc ớt và nước mắm lên người còn quay video tung lên mạng xã hội là các hành vi vi phạm tội làm nhục người khác được quy định tại điều 155, Bộ Luật hình sự 2015:

    Điều 155. Tội làm nhục người khác

    “1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

    a) Phạm tội 02 lần trở lên;

    b) Đối với 02 người trở lên;

    ….”

    Ngoài ra, người bị thiệt hại còn có thể nhận những khoản bồi thường theo điều 592 Bộ luật Dân sự. Cụ thể:

    Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

    1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

    a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

    b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

    c) Thiệt hại khác do luật quy định.

    2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định

    Cần lưu ý:

    Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại như sau:

    “1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết…”

    Như vậy, nếu hành vi có một trong các căn cứ gây ảnh hưởng đến người bị đánh, thì hành chỉ bị khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại, tức là phải trực tiếp có yêu cầu thì cơ quan có thẩm quyền mới tiến hành khởi tố vụ án.

    "Đánh ghen" như thế nào là đúng pháp luật: Xem Tại đây

     

     
    3863 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận