'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất' là câu nói của ai?

Chủ đề   RSS   
  • #614678 31/07/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 11

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (975)
    Số điểm: 16578
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 326 lần
    SMod

    'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất' là câu nói của ai?

    Trong những ngày vừa qua, đâu đâu cũng thấy xuất hiện câu nói “danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”. Vậy, đây là câu nói của ai?

    "Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất" là câu nói của ai?

    Đây là một nội dung trong phát biểu tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 73 của Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (1944-2024). Cụ thể:

    Tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 73 ngày 15/01/2018, Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã căn dặn: “Mong các đồng chí luôn luôn ghi nhớ, khắc sâu vào tâm trí mình và thực hiện cho bằng được chân lý: “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất””.

    Nguồn: congan.ninhbinh.gov.vn

    https://congan.ninhbinh.gov.vn/cong-an-nhan-dan-khac-ghi-loi-can-dan-danh-du-la-dieu-thieng-lieng-cao-quy-nhat

    Những ngày vừa qua, đất nước ta đã trải qua mất mát to lớn vì sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - một nhà lãnh đạo lỗi lạc của đất nước, luôn hết mình vì nhân dân, một người Cộng sản kiên trung. Dù bác đã ra đi nhưng những lời căn dặn của bác vẫn luôn khắc sâu trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam.

    Người Tổng Bí thư phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?

    Theo Tiểu mục 2.3 Mục 2 Phần I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

    - Trước hết, phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung đối với cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý được quy định tại Mục 1 Phần I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020.

    - Đồng thời, cần phải có những phẩm chất, năng lực sau: 

    + Có uy tín cao trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân; 

    + Là trung tâm đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh thời đại để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". 

    + Tiêu biểu nhất về đạo đức, trí tuệ của toàn Đảng. 

    + Có trình độ cao về lý luận chính trị. 

    + Có kiến thức sâu, rộng, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước… 

    + Có bản lĩnh chính trị, tư duy nhạy bén, năng lực nghiên cứu, phát hiện, đề xuất và quyết đoán; bình tĩnh, sáng suốt trước những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia, của dân tộc. 

    + Có năng lực lãnh đạo, điều hành Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; 

    + Có năng lực lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm, cán bộ chủ chốt. 

    + Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; 

    + Tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; 

    + Trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.

    Như vậy, người Tổng Bí thư sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực và uy tín, sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm, phẩm chất theo quy định trên.

     
    141 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận