Đăng thông tin khách hàng lên Web đen - Tài xế Uber chơi xấu?

Chủ đề   RSS   
  • #412263 05/01/2016

    duongtran.18
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2016
    Tổng số bài viết (128)
    Số điểm: 2514
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 138 lần


    Đăng thông tin khách hàng lên Web đen - Tài xế Uber chơi xấu?

    Trong những năm gần đây, Uber đã bắt đầu trở nên phổ biến, quen thuộc đối với người dân Việt bởi sự tiện dụng của nó. Nhưng bên cạnh đó, nhiều vấn đề cũng đã bắt đầu phát sinh xung quanh Uber như vụ “Khách nữ tố cáo bị đưa SĐT lên web sex sau khi chấm 1 sao cho tài xế Uber" khiến dư luận đặt ra câu hỏi đối với hãng dịch vụ này.

    Tóm tắt vụ việc:

    Ngày 04/01/2016, một tài khoản facebook tên H.M chia sẻ trên trang web cá nhân, em gái cô tên L. đặt xe đi từ đường Quan Hoa về Đội Cấn trên xe UberX. Trên đường đi, lái xe Q.A liên tục đi lòng vòng, không biết đường và sử dụng điện thoại nói chuyện khiếm nhã với bạn.  Chi L cảm thấy hoang mang và đã chấm điểm 01 sao tài xế Uber này. Đến 14h chiều cùng ngày, L đã nhận được những cuộc gọi cùng tin nhắn với mục đích mời mọc mua dâm và nghi ngờ tài xế Q.A chơi xấu.
    Để xác minh, chị H.M đã gọi điện thoại cho tài xế Q.A và cho biết, anh ta thừa nhận việc đưa số điện thoại cùng tên đầy đủ của chị L lên nhóm trò chuyện giữa các tài xế của Uber tuy nhiên phủ nhận việc đã đăng lên website khiêu dâm.Tài xế Q.A còn khằng định không lòng vòng bắt khách  và nói chuyện điện thoại vì sẽ bị phạt nặng, bị cắt trợ cấp, khóa thẻ một tuần.


     

    Lộ trình được chị L. lựa chọn cùng hình ảnh tài xế - (Ảnh: FB)

     

    Hiện tại dư luận đang chia ra nhiều luồn quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, khoan bàn đến ai đúng ai sai, nếu nhìn theo góc độ pháp lý, có hai câu hỏi chúng ta cần trả lời:


    1.   Tài xế Uber có hành vi vi phạm pháp luật ở đây không khi anh ta tung thông tin cá nhân khách hàng lên nhóm nói chuyện và đăng lên website khiêu dâm?

    2.    Nếu có, ngoài anh Q.A, Uber có phải chịu trách nhiệm trước thông tin cá nhân khách hàng bị tiết lộ và gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ?”

     


    - Thứ nhất, quyền bí mật đời tư của cá nhân là một trong những quyền nhân thân của con người và được tôn trọng và pháp luật bảo vệ; việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; đồng thời thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật (Ðiều 38 Bộ luật Dân sự 2005). Vậy, việc tài xế taxi Q.A tiết lộ thông tin chị L lên nhóm nói chuyện mà không có sự đồng ý là một hành vi vi phạm pháp luật.

    Tuy nhiên, sau đó, việc thông của chị L bị phát tán trên trang website khiêu dâm là do anh Q.A thực hiện hay không vẫn chưa đủ cơ sở để khẳng định. Chị L nếu nghi ngờ, trong trường hợp này, phải chăng nên trình báo với cơ quan điều tra để xác minh sự việc?

    Website đăng thông tin chị L - (Ảnh: FB)


    Trong trường, có đủ bằng chứng, chi L có thể kiện tới tòa án hoặc tố cáo tại cơ quan công an về  hành vi của anh Q.A, và yêu cầu được bảo vệ danh dự, nhân phẩm của mình (theo Điều 37 Bộ luật dân sự 2005 về Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín).

    Hành vi của anh Q.A có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình.
    Theo đó, tại điểm a, khoản 1, Điều 5 Nghị định có quy định:

    Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
    ....
    a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác…


    Hoặc, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống nếu đầy đủ tình tiết cấu thành tội phạm theo Điều 122 Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009
     

    Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm…
     


    - Thứ hai, về mặt bản chất, Uber định nghĩa bản thân là một công ty cung cấp dịch vụ thương mại điện tử - “taxi chia sẻ” hay “đi chung xe, đi nhờ xe” mà khi sử dụng, người dùng sẽ lựa chọn một trong hai loại tài khoản “người lái xe” – tức là tài khoản của người có xe muốn cho người khác “đi chung, đi nhờ” và tài khoản của người dùng thông thường – là người có nhu cầu tìm kiếm một “Uber Driver” thích hợp cho chuyến đi của mình. (Nguồn: Uber – Câu chuyện kinh doanh và quản lý)

     

    Cụ thể, chị L chính là “người đi nhờ” và anh Q.A là “người lái xe” và quan hệ giữa hai người là thỏa thuận dân sự - cung cấp dịch vụ thông qua trung gian Uber (bên thứ ba); nói cách khác, cả chị L và anh Q.A đã chấp nhận điều khoản và điều kiện sử dụng của Uber, đồng thời tiến hành giao dịch dưới sự ràng buộc này.Từ đó, theo quy định, chị L đã cung cấp tên thật, số điện thoại và địa chỉ chính xác cho Uber như một sự tuân thủ theo điều khoản của thỏa thuận, cùng lúc đó, anh Q.A được nhận thông tin trên và tiến hành nghĩa vụ của mình.

    Chia Sẻ Thông Tin
    Chúng tôi có thể chia sẻ thông tin của bạn:
    •     Với Tài Xế để cho phép họ cung cấp Dịch Vụ bạn yêu cầu. Ví dụ như chúng tôi chia sẻ tên, ảnh của bạn (nếu bạn cung cấp ảnh), đánh giá trung bình của Người Dùng được Tài Xế cung cấp và các địa điểm đón và/hoặc trả khách với Tài Xế;

    Nguồn: Tuyên bố về quyền riêng tư của người dùng – Uber (Hiệu Lực: ngày 15 tháng 7 năm 2015)


    Tuy nhiên, như đã nói trên, Uber khẳng định mình chỉ là trung gian giữa khách hàng - tài xế và tiên đoán được tình huống nên đã ràng buộc pháp lý các bên một bằng Điều khoản sử dụng. Theo đó, theo quy định tại Khoản 5, Điều khoản và điều kiện sử dụng của Uber:


    TUYÊN BỐ MIỄN TRÁCH NHIỆM
    ...

    Uber không đưa ra tuyên bố, bảo hành, bảo đảm về tính tin cậy, tính kịp thời, chất lượng, tính phù hợp hoặc sẵn có của các dịch vụ này, các dịch vụ này hoặc hàng hóa được yêu cầu qua việc sử dụng dịch vụ này, hoặc các dịch vụ này sẽ không bị gián đoạn hoặc không có lỗi.
    Uber không đảm bảo chất lượng, tính phù hợp, an toàn hoặc năng lực của nhà ucng cấp bên thứ ba. Bạn đồng ý chịu trách nhiệm toàn bộ rủi ro phát sinh bên ngoài việc sử dụng các dịch vụ này và bất kỳ dịch vụ hoặc hàng hóa được yêu cầu nào có liên quan, trong phạm vi tối đa pháp luật áp dụng cho phép.


    GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ.
    Uber sẽ không chịu trách nhiệm về các thiệt hại mang tính gián tiếp, ngẫu nhiên, đặc biệt, cảnh cáo, trừng trị hoặc hậu quả, bao gồm tổn thất về lợi nhuận, tổn thất về dữ liệu, thương tích cá nhân hoặc thiệt hại về tài sản, liên quan hoặc phát sinh từ việc sử dụng các dịch vụ, ngay cả nếu Uber đã được cảnh báo về nguy cơ của các thiệt hại như vậy. Uber sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thiệt hại, trách nhiệm hoặc tổn thất nào phát sinh do:

    (ii) Mọi giao dịch hoặc quan hệ giữa bạn và nhà cung cấp bên thứ ba, ngay cả nếu Uber đã được cảnh báo về nguy cơ của các thiệt hại như vậy. Uber sẽ không chịu trách nhiệm về việc trì hoãn hoặc không hoạt đông do các nguyên nhân nằm ngoài khả năng kiểm soát của Uber…”


    Từ đây rút ra, vấn đề thông tin khách hàng bị tiết lộ giữa chị L và anh Q.A không thuộc trách nhiệm của Uber. Tuy vậy, trên thực tế, Uber đã có động thái tích cực xin lỗi chị L và đề nghị thanh toán viện phí (do ảnh hưởng về tinh thần nên chị L đã nhập viện) nhưng chị L đã từ chối.

    Theo quan điểm cá nhân, khó có thể nói ai đúng ai sai khi vụ việc chưa được cơ quan chức năng điều tra rõ ràng, tuy vậy, bản thân mỗi người cũng sẽ rút ra được một số nhận định riêng cho bản thân. Có ai có ý kiến khác xin đưa lên cùng bàn luận.

     

    Cập nhật bởi duongtran.18 ngày 06/01/2016 07:45:50 SA Cập nhật bởi duongtran.18 ngày 06/01/2016 06:35:30 SA
     
    5235 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận