Chào bạn!
Trong trường hợp 1 thì tôi có thể tư vấn cho bạn như sau:Thế chấp được coi là một giao dịch bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật Dân sự và bắt buộc phải đăng ký. Người yêu cầu đăng ký là bên thế chấp, bên nhận thế chấp theo quy định tại Nghị định 83/2010/NĐ-CP.
Trường hợp này thì việc đăng ký thế chấp phụ thuộc vào người đại diện cho hộ gia đình đứng ra thế chấp, nếu việc thế chấp QSDĐ của hộ gia đình mà các thành viên ủy quyền cho chủ hộ thì chủ hộ là người đứng ra đăng ký thế chấp.
Đối với trường hợp 2 thì QSDĐ là tài sản chung của vợ chồng nên việc thế chấp phải do cả hai người cùng thực hiện hoặc nếu do một người thực hiện thì phải có sự ủy quyền bằng văn bản của người còn lại.
Việc thế chấp QSDĐ của hộ gia đình hay tài sản chung của vợ chồng thì cần có sự đồng ý của các thành viên còn lại (đối với tài sản chung của hộ gia đình), sự đồng ý của vợ, chồng (đối với tài sản chung của vợ chồng) hoặc có văn bản ủy quyền có hiệu lực để đảm bảo việc thế chấp là đúng theo quy định của pháp luật.
Luật sư Đinh Xuân Hồng
Công ty Luật TNHH Luật Sư Riêng
Mail: xuanhonglaw@gmail.com - hong.dinh@luatsurieng.net
Website: www.luatsurieng.net - www.luatsurieng.com.vn
Diễn đàn: www.tranhluanphapluat.com
Phone: 0907 71 93 81
Skype: xuanhonglaw
"Luật sư riêng, Luật sư, Tư vấn pháp luật, Luật sư cho người nghèo, luat su, luatsu, Công ty luật, Văn phòng luật, Văn phòng luật sư, luatsurieng, lawyer, lawfirm, luat su rieng"