Có rất nhiều trường hợp, đi làm giấy khai sinh cho con đơn vị hành chính địa phương khó dễ trong việc yêu cầu phải có giấy chứng sinh. Trong trường hợp thông thường thì không có vấn đề gì nhưng trường hợp trước đã có nhưng sau đó mất chưa kịp làm lại nhưng muốn đăng ký khai sinh mà không thể cấp lại giấy chứng sinh kịp thời, dưới góc độ pháp luật vẫn dự trù trường hợp này và có quy định cụ thể tại Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 như sau:
Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh;
Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ
Do đó, có thể hiểu là trường hợp nếu thời điểm đăng ký khai sinh mà chưa có giấy chứng sinh hoặc giấy chứng sinh bị mất thì hoàn toàn có thể thay thế bằng giầy tờ khác như văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh;
Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; thậm chí trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập. Do đó, mặc dù luật đã thống nhất nhưng một số địa phương vẫn làm khó thủ tục này.