Đang bị tước bằng lái xe nhưng vẫn lái thì bị xử phạt về lỗi gì?

Chủ đề   RSS   
  • #605803 02/10/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1703 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Đang bị tước bằng lái xe nhưng vẫn lái thì bị xử phạt về lỗi gì?

    Vừa qua, sáng ngày 30/9, vụ tài xế xe khách Thành Bưởi chạy xe quá tốc độ gây ra tai nạn đặc biệt nghiêm trọng ở Đồng Nai đã khiến 5 người tử vong, 4 người bị thương.

    Cụ thể, sáng 2/10, Công an huyện Định Quán quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Hoàng Văn Tính (37 tuổi, quê quán Thừa Thiên Huế) về tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

    Tính là tài xế của hãng xe Thành Bưởi, liên quan vụ tai nạn giữa 2 xe khách trên quốc lộ 20 làm 5 người tử vong, 4 người bị thương.

    Theo điều tra ban đầu, khoảng 2h30 ngày 30/9, tại quốc lộ 20 (bên phải tuyến thuộc xã Phú Lợi, trái tuyến thuộc xã Phú Vinh), huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, xe khách giường nằm thuộc Công ty TNHH Thành Bưởi lưu thông hướng Dầu Giây - Đà Lạt va chạm vào đuôi xe tải lưu thông cùng chiều.

    Sau đó xe khách Thành Bưởi tiếp tục lao sang bên trái đường, tông ô tô 16 chỗ của nhà xe Hải Đăng lưu thông hướng ngược lại. Hậu quả vụ tai nạn làm 5 người chết, 4 người bị thương.

    Theo cơ quan chức năng, tài xế Tính lúc gây tai nạn đang bị Công an tỉnh Lâm Đồng tước bằng lái 3 tháng.

    Trước sự việc trên, nhiều người dân bức xúc vì lỗi chạy quá tốc độ của tài xế lái xe Thành Bưởi, càng bức xúc hơn khi người này hiện đang bị tước bằng lái 3 tháng mà vẫn điều khiển xe tham gia giao thông rồi gây tai nạn. Điều này là vi phạm pháp luật và cần được xử phạt một cách thích đáng.

    Vậy hành vi bị tước bằng lái xe nhưng vẫn chạy thì mức phạt thế nào?

    Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thì có được tham gia giao thông không?

    Căn cứ theo Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. 

    Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

    Đồng thời, căn cứ khoản 4 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc cá nhân tham gia giao thông khi đang bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe:

    Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

    Như vậy, trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép thì cá nhân không được điều khiển xe ghi trong giấy phép lái xe, nếu cá nhân vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề. 

    Mức phạt đối với người điều khiển xe không có giấy phép là bao nhiêu?

    Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy nếu không có Giấy phép lái xe (bằng lái xe) thì bị xử phạt như sau: 

    Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa thì:

    - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô.

    - Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh.

    *Đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.

     
    3491 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận