Dán nhãn hiệu hàng hóa mua về từ thương nhân khác

Chủ đề   RSS   
  • #559463 30/09/2020

    s182.1

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/03/2020
    Tổng số bài viết (44)
    Số điểm: 1120
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 9 lần


    Dán nhãn hiệu hàng hóa mua về từ thương nhân khác

    Bên mình kinh doanh mặt hàng đồ chơi trẻ em, bên mình mua chỗ khác về xong phân phối lại thì cho mình hỏi bên mình có cần thiết dán nhãn hiệu của bên mình lên mặt hàng đó hay không? Nếu mình dán lên thì có bị phạm luật gì hay không?

     
    1115 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #559563   30/09/2020

    chaugiang9897
    chaugiang9897
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 2516
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 54 lần


    Theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP  thì nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa;

    Tại Điều 4 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về vị trí nhãn hàng hóa như sau:

    “Điều 4. Vị trí nhãn hàng hóa

    1. Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.

    2. Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.”

    Trường hợp nếu sản phẩm này là sản phẩm phân phối, sản xuất trong nước và thời điểm nhận hàng từ nhà sản xuất và sản phẩm đã có gắn nhãn hàng hóa của nhà sản xuất thì không cần phải ghi bất cứ thông tin nào lên nhãn hàng hóa bởi vì công việc này do nhà sản xuất phải thực hiện theo quy địn tại Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa.

    Trường hợp sản phẩm phân phối là sản phẩm sản xuất ở nước ngoài và tại thời điểm nhận hàng từ nhà sản xuất và sản phẩm đã có gắn nhãn hàng hóa của nhà sản xuất và không có nội dung tiếng Việt trên nhãn hàng hóa thì bạn cần phải có nhãn phụ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 và các khoản 3 và khoản 4 Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CP khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #559575   30/09/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1359)
    Số điểm: 11411
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 203 lần


    Đối với nhà phân phối sản phẩm thì có hai trường hợp sau:

    Trường hợp 1: Sản phẩm anh phân phối là sản phẩm sản xuất trong nước, nếu thời điểm nhận hàng từ nhà sản xuất và sản phẩm đã có gắn nhãn hàng hóa của nhà sản xuất thì anh không cần phải ghi bất cứ thông tin nào lên nhãn hàng hóa bởi vì công việc này do nhà sản xuất phải thực hiện theo quy địn tại Điều 9, Nghị định 43/2017/NĐ-CP về trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa.

    - Trường hợp 2: Sản phẩm anh phân phối là sản phẩm sản xuất ở nước ngoài, nếu tại thời điểm nhận hàng từ nhà sản xuất và sản phẩm đã có gắn nhãn hàng hóa của nhà sản xuất và không có nội dung tiếng Việt trên nhãn hàng hóa thì anh cần phải có nhãn phụ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 và các khoản 3, 4 Điều 8 của Nghị định 43/2017/NĐ-CP khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc.
    Ngoài ra, nếu như bên anh mua sản phẩm của doanh nghiệp khác (công ty A, họ đã đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu) và muốn bán sản phẩm dưới dán nhãn của mình thì phải được bên bán đồng ý anh nhé.

    Nếu anh chưa được sự đồng ý của bên bán mà đã tự dán nhãn đem bán dưới dạng là sản phẩm của công ty anh thì anh đang xâm phậm quyền sở hữu trí tuệ của công ty A.

    Tùy vào mức độ, hành vi xâm phạm mà công ty anh có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015 và bồi thường thiệt hại theo Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 cho công ty A nếu có.

    Nếu như bên anh mua sản phẩm công ty A về và tiến hành sản xuất chế biến thành một sản phẩm mới thì anh có thể tự gắn nhãn công ty anh mà không vi phạm về sở hữu trí tuệ.

    Cập nhật bởi jellannm ngày 30/09/2020 08:38:54 CH
     
    Báo quản trị |