Dân Luật giải toán thua học sinh tiểu học!

Chủ đề   RSS   
  • #435159 05/09/2016

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Dân Luật giải toán thua học sinh tiểu học!

    Dân Luật giải toán thu học sinh tiểu học

    T là sinh viên năm 4 ngành luật, còn H là sinh viên năm 3 ngành toán học. T và H là đôi bạn thân từ bé đến lớn của nhau. Một lần đến nhà T chơi, tình cờ thấy xấp giấy tài liệu học của T, H liền bảo “Mày học Luật kiểu gì vậy, giải toán thua cả học sinh tiểu học!”

    T đáp lại “Ơ, sao mày nói thế?”

    H chỉ vào xấp giấy của T và bảo “Này, gì mà 20 + 20 = 30, rồi 45% + (3% x 11) = 75%, tiếp 45% + (2% x 16) = 75%...

    “Mày có cần tao đào tạo một khóa tính nhẩm không?”

    T bắt đầu cảm thấy bực mình vì giọng mỉa mai của H nên bảo “Dân Luật có cách tính riêng của Dân Luật, mày không hiểu được đâu!”

    H: “Riêng là riêng thế nào, tính gì mà thua cả bọn học sinh tiểu học”

    T (trong trạng thái bị kích động mạnh): Đây này, mày chưa hiểu ngọn ngành thì không được nói thế nhá, để tao phổ cập kiến thức pháp luật cho mày:

    Đầu tiên là bài toán dễ nhất “20 + 20 = 30”

    Đó là trường nếu một tên tội phạm mà phạm nhiều tội, mỗi tội đều có mức án phạt tù là 20 năm (mức tối đa cho hình phạt tù) thì tổng hợp lại hắn cũng chỉ phải “bóc lịch” 30 năm tù thôi.

    Cái này là theo Khoản 1 Điều 50 Bộ luật hình sự 1999.

    Tiếp đến là A + B + C = A

    Tiếp tục nói đến Bộ luật hình sự 1999 (Khoản 1 Điều 50), đó là nếu tên kia phạm nhiều tội, mà trong đó có tội phải chịu án tử hình hoặc án chung thân (gọi là A), có tội phải chịu hình phạt tù (gọi là B và C) thì cuối cùng hắn ta phải chịu án tử hình hoặc án chung thân.

    Cũng bài toán này, áp dụng đối với Luật doanh nghiệp 2014 tại quy định về sáp nhập công ty (Điều 195) thì A được gọi là công ty nhận sáp nhập, còn B và C là công ty bị sáp nhập. Sau khi sáp nhập thì cả 3 công ty A, B, C đều có tên là A.

    Khó hơn chút là bài toán có tỷ lệ %:

    45% + (3% x 11) = 75%45% + (2% x 16) = 75%

    Ý mày là 45% + (3% x 11) phải bằng 78% còn 45% + (2% x 16) phải bằng 77% chứ gì?

    Nhưng cái này khác, theo Luật bảo hiểm xã hội 2014 tại Điều 56 thì mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu sẽ bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó, cứ thêm mỗi năm, đối với nam là 2% và nữ là 3% nhưng tổng không được quá 75%.

    Nghĩa là: nếu mày đi làm đóng BHXH 31 năm, tao đóng BHXH 30 năm thì tao với mày cũng được hưởng lương hưu như nhau vì theo công thức trên thì:

    Mày sẽ được hưởng = 45% + [2% x (31-15)] = 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

    Tao sẽ được hưởng = 45% + [2% x (30-15)] = 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

    Hoặc là vợ (tương lai) tao đi làm đóng BHXH 25 năm và vợ (tương lai) mày đóng BHXH 26 năm thì cả hai đều được hưởng lương hưu hàng tháng như nhau như công thức nêu trên:

    Vợ tao được hưởng = 45% + [3% x (25-15)] = 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

    Vợ mày được hưởng = 45% [3% x (26-15)] = 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

    45% + 6% = 48.3%

    Biết tại sao như vậy không, bài toán này dựa trên cách tính tỷ lệ phần trăm tổn lương cơ thể trong giám định pháp y quy định tại Thông tư 20/2014/TT-BYT

    Nếu như trên cơ thể người có nhiều 2 phần bị tổn thương và tra cứu vào bảng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể được quy định tại Thông tư này, có 2 phần bị tổn thương được xác định tỷ lệ là 45% và 6% thì tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể không phải là 51% mà được tính theo công thức sau:

    T1 = 45%

    T2 = (100 – 45) x 6/100% = 3.3%

    Tổng tỷ lệ tổn thương trên cơ thể là 45% + 3.3% = 48.3%          

    Nghe T giải thích đến đây, H há hốc: “Ra là vậy!”, sau đó, dùng ngón tay cái giơ lên, biểu hiện number one và nói “Dân Luật đỉnh thiệt”

    T bảo với H: “Còn nhiều bài toán tuyệt lắm, này chỉ mới là cơ bản tao vừa mới hệ thống lại để ôn thi thôi đấy, hôm nào rảnh, tao sẽ chỉ mày thêm”

    H gật gù “Ừ, như tao cũng cần phải học hỏi mày thêm”

    Đố các bạn, T sẽ chỉ cho H thêm những bài toán nào nữa?? 

     
    49176 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #435204   05/09/2016

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14969)
    Số điểm: 100040
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    shin giống y chang phamthanhhuu :|

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (05/09/2016)
  • #435208   05/09/2016

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    ntdieu viết:

    shin giống y chang phamthanhhuu :|

    Rất tiếc Shin không phải là phamthanhhuu Mà Shin là Shin 

     
    Báo quản trị |  
  • #446882   19/02/2017

    HuynhVanLam610
    HuynhVanLam610

    Male
    Mầm

    Bình Thuận, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2015
    Tổng số bài viết (58)
    Số điểm: 685
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 11 lần


    Mình cũng là dân khối A, một thời mê môn Toán lắm. Thế nhưng không hiểu sao lại chọn học luật, vào học thì không đụng đến con số hay tính toán gì cả, nhiều khi tính nhẩm không bằng mấy đứa nhỏ hahâ. Tuy nhiên, tình huống trên bạn T đã vận dụng rất rốt nguỵ biện và kiến thức rất chắc.

     
    Báo quản trị |  
  • #447173   20/02/2017

    minhcuong1704
    minhcuong1704
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (143)
    Số điểm: 2706
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 105 lần


    Dân A1 vô đại học luật đây. Từ cái thời 1+1 chỉ bằng 2 rồi thành 20+20=30 khi nào không hay. Bởi vậy mới nói, vào ngành luật thật sự có nhiều điều thú vị mà :))

     
    Báo quản trị |  
  • #447188   20/02/2017

    tvthuong96
    tvthuong96

    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 53 lần


    Re

    Lúc đầu cũng khó hiểu khi không biết sao các trường luật lại tuyển khối a,d,.. nhưng khi vào học thì quả là khác, ban đầu thì có vê hơi khó khăn với một số môn học mang tính lý thuyết tuy nhiên dần dần một vài môn mang tính chất suy luận logic thì đòi hỏi sự tư duy cao, lúc này toán mới phát huy tác dụng Câu chuyện thú vị

    Trịnh Văn Thương- 097.395.0810

    Tvthuong96@gmail.com

    Khoa Hành chính- Tư pháp- Đại học Luật TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #454086   21/05/2017

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    T có thể chỉ cho H bài toán về tính lương làm thêm vào ban đêm, làm thêm vào ngày lễ, thuế thu nhập cá nhân, vv... Đọc tiêu đề mình lại liên tưởng đến vụ giải toán ai thông minh hơn học sinh lớp năm chứ không phải như nội dung trong bài viết của chủ thớt. Bài viết hay và thú vị, không biết các bạn còn lại còn bài toán nào nữa không nhỉ?

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #454088   21/05/2017

    thuytrang95
    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    E =A; E =B; E=C mà A >B >C

    suy ra: E= A

    Trường hợp đối tượng  đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự như sau: do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng (A), do ngân sách nhà nước đóng(B), do đối tượng và Ủy ban nhân dân cấp xã đóng(C)

    Cảm ơn Shin vì chủ đề thật thú vị 

    Cập nhật bởi thuytrang95 ngày 21/05/2017 07:39:17 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuytrang95 vì bài viết hữu ích
    giangmoom (22/05/2017)
  • #454215   22/05/2017

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    Ai cũng mang quan điểm học luật là học thuộc, chỉ cần nhớ tốt là có thể học luật. quan niệm đúng nhưng chưa đủ. Tính bảo hiểm, tính ngày nghỉ, tính tiền thuế, tính tiền lệ phí Đảng...hàng loạt các bài toán mà có hẳn các "phao" là Thông tư, Nghị định, công văn..."chỉ đường dẫn lối" vậy mà vẫn cứ bao nhiêu là kết quả! 

     
    Báo quản trị |  
  • #458284   21/06/2017

    maithanhloivn
    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Tui là dân khối A, dân khối C. Tôi thi đầu vào ngành luật là khối C. Nhưng khả năng tính nhẩm của tôi vẫn vậy, không có gì thay đổi. Tuy nhiên, mỗi người có một lợi thế, thế mạnh riêng. Không thể nào toàn vẹn được. Nhưng sau khi học luật, tôi nhận ra rằng, muốn học luật tốt bận cần một sự logic chặt chẽ, mà cái đó thì không thể thiếu toán được phải không. Do đó, học cái gì cũng vậy, tất cả đều phải có nền tảng. Mà nền tảng để học sau này là toàn bộ các kiến thức đã học trước đó. Kỹ năng là một lợi thế.

     
    Báo quản trị |  
  • #458923   26/06/2017

    thuyhanh2512
    thuyhanh2512
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2017
    Tổng số bài viết (217)
    Số điểm: 3310
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 92 lần


    Hồi lúc thi vào ngành luật mình cũng dân chuyên toán, sau 4 năm học đại học giờ toán nhiều bài không biết giải làm sao, kí hiệu cũng quên sạch trơn, cứ như là mình với môn toán chưa từng biết qua vậy ak. Đúng là người xưa nói không sai, học mà không hành thì cũng như không, lâu ngày bị mai một hết. Nói việc học toán chứ thật ra cũng muốn nói đến việc học luật dù bạn có giỏi lý thuyết đến cỡ nào nhưng không biết thực hành áp dụng nó thì cũng vô ích

    Cập nhật bởi thuyhanh2512 ngày 26/06/2017 10:33:10 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #459509   30/06/2017

    Lúc nào cũng lấy mấy cái này ra so sánh là sao nhỉ?, như lần xem ai là triệu phú rộ lên thạc sỹ không biết cái này cái nọ. Ai chẳng có sở trường  sở đoản, sao cứ phải lấy sở đoản ngành này đi so sở trường ngành khác, người khác. Mình thấy chả có gì thú vị cả.

     
    Báo quản trị |  
  • #459517   30/06/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Không chỉ dân Luật mà các dân các ngành khác nếu học tốt toán sẽ lợi đủ đường, thấy bố mẹ ở quê trước đây không biết học cái khối gì mà tính nhẩm còn nhanh hơn cả mình bấm máy tính.Còn đối vơi một người học Luật giỏi không chỉ cần khả năng tính toán tốt mà cần sự hội tụ của nhiều kỹ năng, đặc biệt là tư duy logic, khả năng lập luận sắc bén.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #459552   30/06/2017

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Re

    Cái này cũng gặp nhièu rồi nhưng đó là quy định pháp luật và nó có giới hành nhất định nên việc tính toán vậy cũng chịu. Học luật nhiều khi ngồi tính tiền lương hay mức hưởng bảo hiểm thì thoi rối não rối óc lắm cơ. Phải chấp nhận thua luôn.
     
    Báo quản trị |  
  • #459691   02/07/2017

    myduyen1312
    myduyen1312
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2014
    Tổng số bài viết (177)
    Số điểm: 1315
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 38 lần


    Đúng là "nhìn thì tưởng vậy nhưng thật ra không phải là vậy" mọi người nhỉ. Ngành luật có những quy tắc thật riêng. Và việc thiết lập, xây dựng công thức tính từ những điều luật vốn dĩ từ câu, từ ngôn ngữ ra thành một phương thức cũng đòi hỏi phải am hiểu ý nghĩa điều luật đó thật rõ ràng.

    be positive always

     
    Báo quản trị |  
  • #460349   08/07/2017

    Thanh241994
    Thanh241994
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (202)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 76 lần


    shin_butchi viết:

    Dân Luật giải toán thu học sinh tiểu học

    T là sinh viên năm 4 ngành luật, còn H là sinh viên năm 3 ngành toán học. T và H là đôi bạn thân từ bé đến lớn của nhau. Một lần đến nhà T chơi, tình cờ thấy xấp giấy tài liệu học của T, H liền bảo “Mày học Luật kiểu gì vậy, giải toán thua cả học sinh tiểu học!”

    T đáp lại “Ơ, sao mày nói thế?”

    H chỉ vào xấp giấy của T và bảo “Này, gì mà 20 + 20 = 30, rồi 45% + (3% x 11) = 75%, tiếp 45% + (2% x 16) = 75%...

    “Mày có cần tao đào tạo một khóa tính nhẩm không?”

    T bắt đầu cảm thấy bực mình vì giọng mỉa mai của H nên bảo “Dân Luật có cách tính riêng của Dân Luật, mày không hiểu được đâu!”

    H: “Riêng là riêng thế nào, tính gì mà thua cả bọn học sinh tiểu học”

    T (trong trạng thái bị kích động mạnh): Đây này, mày chưa hiểu ngọn ngành thì không được nói thế nhá, để tao phổ cập kiến thức pháp luật cho mày:

    Đầu tiên là bài toán dễ nhất “20 + 20 = 30”

    Đó là trường nếu một tên tội phạm mà phạm nhiều tội, mỗi tội đều có mức án phạt tù là 20 năm (mức tối đa cho hình phạt tù) thì tổng hợp lại hắn cũng chỉ phải “bóc lịch” 30 năm tù thôi.

    Cái này là theo Khoản 1 Điều 50 Bộ luật hình sự 1999.

    Tiếp đến là A + B + C = A

    Tiếp tục nói đến Bộ luật hình sự 1999 (Khoản 1 Điều 50), đó là nếu tên kia phạm nhiều tội, mà trong đó có tội phải chịu án tử hình hoặc án chung thân (gọi là A), có tội phải chịu hình phạt tù (gọi là B và C) thì cuối cùng hắn ta phải chịu án tử hình hoặc án chung thân.

    Cũng bài toán này, áp dụng đối với Luật doanh nghiệp 2014 tại quy định về sáp nhập công ty (Điều 195) thì A được gọi là công ty nhận sáp nhập, còn B và C là công ty bị sáp nhập. Sau khi sáp nhập thì cả 3 công ty A, B, C đều có tên là A.

    Khó hơn chút là bài toán có tỷ lệ %:

    45% + (3% x 11) = 75%45% + (2% x 16) = 75%

    Ý mày là 45% + (3% x 11) phải bằng 78% còn 45% + (2% x 16) phải bằng 77% chứ gì?

    Nhưng cái này khác, theo Luật bảo hiểm xã hội 2014 tại Điều 56 thì mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu sẽ bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó, cứ thêm mỗi năm, đối với nam là 2% và nữ là 3% nhưng tổng không được quá 75%.

    Nghĩa là: nếu mày đi làm đóng BHXH 31 năm, tao đóng BHXH 30 năm thì tao với mày cũng được hưởng lương hưu như nhau vì theo công thức trên thì:

    Mày sẽ được hưởng = 45% + [2% x (31-15)] = 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

    Tao sẽ được hưởng = 45% + [2% x (30-15)] = 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

    Hoặc là vợ (tương lai) tao đi làm đóng BHXH 25 năm và vợ (tương lai) mày đóng BHXH 26 năm thì cả hai đều được hưởng lương hưu hàng tháng như nhau như công thức nêu trên:

    Vợ tao được hưởng = 45% + [3% x (25-15)] = 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

    Vợ mày được hưởng = 45% [3% x (26-15)] = 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

    45% + 6% = 48.3%

    Biết tại sao như vậy không, bài toán này dựa trên cách tính tỷ lệ phần trăm tổn lương cơ thể trong giám định pháp y quy định tại Thông tư 20/2014/TT-BYT

    Nếu như trên cơ thể người có nhiều 2 phần bị tổn thương và tra cứu vào bảng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể được quy định tại Thông tư này, có 2 phần bị tổn thương được xác định tỷ lệ là 45% và 6% thì tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể không phải là 51% mà được tính theo công thức sau:

    T1 = 45%

    T2 = (100 – 45) x 6/100% = 3.3%

    Tổng tỷ lệ tổn thương trên cơ thể là 45% + 3.3% = 48.3%          

    Nghe T giải thích đến đây, H há hốc: “Ra là vậy!”, sau đó, dùng ngón tay cái giơ lên, biểu hiện number one và nói “Dân Luật đỉnh thiệt”

    T bảo với H: “Còn nhiều bài toán tuyệt lắm, này chỉ mới là cơ bản tao vừa mới hệ thống lại để ôn thi thôi đấy, hôm nào rảnh, tao sẽ chỉ mày thêm”

    H gật gù “Ừ, như tao cũng cần phải học hỏi mày thêm”

    Đố các bạn, T sẽ chỉ cho H thêm những bài toán nào nữa?? 

    Pháp luật phức tạp là vậy, có mấy ai hiểu thấu cho đâu, mà 20+20=30 là còn ít đấy nhé, mình đọc báo thấy pháp luật nước ngoài còn tính ra cả suốt đời, vô cùng vô tận, đến lúc gió thổi mây bay rồi mà vẫn còn chưa hết hạn tù đấy ạ

     
    Báo quản trị |  
  • #461368   15/07/2017

    maithanhloivn
    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Mình cũng là dân khối A, Hồi cấp 1, cấp 2 mình rất giỏi môn toán. Thế nhưng không hiểu sao lên cấp ba mình lại thích và lại chọn học luật, vào học thì không đụng đến con số hay tính toán gì cả, Nhưng khả năng tính toán, tính nhẩm của mình vẫn còn nguyên vẹn như xưa, chỉ có điều là cong thức toán quên hết rồi. Tuy nhiên, mình vẫn thấy thú vị khi đụng lại môn toán trên các diễn đàn

     
    Báo quản trị |  
  • #461440   16/07/2017

    AiNguyen1995
    AiNguyen1995

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (74)
    Số điểm: 1300
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 56 lần


    Mình thấy người học luật cần cả khối A và khối C. Học luật cần sự logic, suy luận, lập luận của người khối A. Bên cạnh đó cần sự trình bày, diễn giải của người khối C. Hồi học tới môn Luật Lao động là thôi, đi học Luật như đi học Toán cao cấp, ta nói máy tính, giấy nháp tùm lum, nào lương nào bảo hiểm. Học luật thú vị thật

    Nguyễn Như Ái

    email: nguyenai1995@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #461443   17/07/2017

    thanhvan312
    thanhvan312
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (354)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Đúng là sau khi ra trường thì những kiến thức toán hầu như bay hết mặc dù trước đó học toán không tệ. Nhưng nhìn chung cũng có những kiến thức bị mai một theo thời gian, nó không thể ỡ đó mãi mãi hoài được, trừ khi là những kiến thức thường xuyên được sử dụng hoặc có ấn tượng nhiều về bài học đó thì may ra mới nhớ lâu được

     
    Báo quản trị |  
  • #462084   21/07/2017

    Nếu xét ở phương diện toán học đơn thuần thì nhiều bạn học luật cũng tính toán chẳng thua kém dân kinh tế nào đâu. Đâu phai chỉ dan khối C mới vào học Luật mà có rất nhiều bạn thi khối A, A1 rồi D1 vào trường luật. Thậm chí có nhiều bạn chuyên C nhưng cũng giỏi toán chẳng kém ai. Còn nói tính theo dân luật thì đúng chỉ có dân luật mới hiểu, kiểu 1+1+xxxxxxx cũng phải bằng 3 thôi . 

     
    Báo quản trị |  
  • #462490   26/07/2017

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Học Luật rất ít khi phải đụng tới các con số nhưng một khi đã đụng là cực kì rắc rối luôn, như vấn đề bảo hiểm hay thừa kế,.. phải tính toán nhiều và phức tạp đấy chứ. Người ngoài không biết thì tưởng là học Luật chỉ có các con chữ thôi nhưng mà học rồi thì thấy cũng cần rèn luyện khả năng tính toán lắm.

     
    Báo quản trị |