Dẫn độ là gì? Việt Nam có hiệp định dẫn độ với những quốc gia nào?

Chủ đề   RSS   
  • #616098 06/09/2024

    phucpham2205
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1130)
    Số điểm: 20029
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 386 lần
    SMod

    Dẫn độ là gì? Việt Nam có hiệp định dẫn độ với những quốc gia nào?

    Dẫn độ là gì? Việt Nam có hiệp định dẫn độ với những quốc gia nào? Những trường hợp nào thì bị dẫn độ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

    (1) Dẫn độ là gì?

    Căn cứ Điều 32 Luật Tương trợ tư pháp 2007 có quy định dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó. Theo đó, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam có thể:

    - Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài dẫn độ cho Việt Nam người có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án.

    - Thực hiện việc dẫn độ người nước ngoài đang ở trên lãnh thổ Việt Nam có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật cho nước yêu cầu để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án.

    (2) Việt Nam có hiệp định dẫn độ với những quốc gia nào?

    Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có hiệp định dẫn độ với những quốc gia như sau:

    Hiệp định dẫn độ với Mông Cổ xem tại Thông báo 14/2021/TB-LPQT.

    Hiệp định dẫn độ với Mô-dăm-bích tại Thông báo 10/2021/TB-LPQT.

    Hiệp định dẫn độ với Ca-dắc-xtan tại Thông báo 02/2020/TB-LPQT.

    Hiệp định dẫn độ với Cam-pu-chia tại Thông báo 71/2014/TB-LPQT.

    Hiệp định dẫn độ với Pháp tại Thông báo 33/2020/TB-LPQT.

    Hiệp định dẫn độ với Ô-xtrây-lia tại Thông báo 24/2014/TB-LPQT.

    Hiệp định dẫn độ với Trung Hoa tại Thông báo 03/2020/TB-LPQT.

    Hiệp định dẫn độ với Ấn Độ năm 2011 tại Thông báo 42/2013/TB-LPQT.

    Hiệp định dẫn độ với Tây Ban Nha tại Thông báo 17/2017/TB-LPQT.

    Hiệp định dẫn độ với An-giê-ri tại Thông báo 22/2014/TB-LPQT.

    Hiệp định dẫn độ với Hung-ga-ri tại Thông báo 33/2017/TB-LPQT.

    Hiệp định dẫn độ với In-đô-nê-xi-a tại Thông báo 24/2015/TB-LPQT.

    Hiệp định dẫn độ với Xri Lan-ca tại Thông báo 45/2017/TB-LPQT.

    [CẬP NHẬT]

    Theo đó, hiện nay, Việt Nam có hiệp định dẫn độ với những quốc gia như đã nêu trên.

    (3) Những trường hợp nào thì bị dẫn độ?

    Căn cứ Điều 33 Luật Tương trợ tư pháp 2007 có quy định về những trường hợp dẫn độ như sau:

    - Người có thể bị dẫn độ theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp 2007 là người có hành vi phạm tội mà Bộ Luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự của nước yêu cầu quy định hình phạt tù có thời hạn từ một năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình hoặc đã bị Tòa án của nước yêu cầu xử phạt tù mà thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại ít nhất 06 tháng.

    - Hành vi phạm tội của người theo quy định nêu trên không nhất thiết phải thuộc cùng một nhóm tội hoặc cùng một tội danh, các yếu tố cấu thành tội phạm không nhất thiết phải giống nhau theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước yêu cầu.

    - Trường hợp hành vi phạm tội của người quy định tại khoản 1 Điều này xảy ra ngoài lãnh thổ của nước yêu cầu thì việc dẫn độ người phạm tội có thể được thực hiện nếu theo quy định của Bộ Luật Hình sự Việt Nam hành vi đó là hành vi phạm tội.

    Theo đó, hiện nay có những trường hợp dẫn độ theo quy định như đã nêu trên.

    (4) Việc áp giải người bị dẫn độ được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 43 Luật Tương trợ tư pháp 2007 có quy định về áp giải người bị dẫn độ như sau:

    - Cơ quan công an thi hành quyết định dẫn độ tổ chức việc áp giải người bị dẫn độ theo thời gian, địa điểm tiếp nhận do Việt Nam và nước yêu cầu dẫn độ thoả thuận trước bằng văn bản. Thời hạn tiếp nhận người bị dẫn độ không quá mười lăm ngày, kể từ ngày quyết định thi hành quyết định dẫn độ có hiệu lực.

    - Trường hợp hết thời hạn do các nước liên quan thoả thuận trước bằng văn bản mà nước yêu cầu dẫn độ không tiếp nhận thì Bộ Công an kiến nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định dẫn độ hủy quyết định thi hành quyết định dẫn độ đó và thông báo cho nước yêu cầu dẫn độ biết.

    Theo đó, việc áp giải người bị dẫn độ được thực hiện theo quy định như đã nêu trên.

     
    38 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận