Đặc điểm của Tội đầu cơ theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015

Chủ đề   RSS   
  • #600471 24/03/2023

    phstay0125

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:10/03/2023
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 4 lần


    Đặc điểm của Tội đầu cơ theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015

    Tội đầu cơ là một trong những tội phạm thuộc chế định Các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại. Vì vậy, Tội đầu cơ có những đặc điểm chung của các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại và những đặc điểm riêng biệt. Căn cứ vào Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015, Tội đầu cơ có những đặc điểm sau:

    Thứ nhất, chủ thể phạm tội đầu cơ lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo sự khan hiếm giả tạo nhằm thực hiện hành vi phạm tội. Khi nền kinh tế gặp nhiền khó khăn đặc biệt là trong việc lưu thông hàng hóa, chủ thể thực hiện hành vi phạm tội thường lợi dụng việc hàng hóa có khả năng bị khan hiếm trong tương lai và thực hiện hành vi tích trữ. Sự khan hiếm được chia thành hai loại, đó là: sự khan hiếm tự nhiên và sự khan hiếm giả tạo. Theo đó, sự khan hiếm tự nhiên là do “lực cầu” tự nhiên quá lớn, làm cho nguồn cung không đáp ứng được, từ đó dẫn đến sự khan hiếm. Sự khan hiếm giả tạo là sự khan hiếm mà có sự tác động của con người, qua đó, con người tự tạo “lực cầu” giả tạo (lực cầu không do nhu cầu bình thường hay lực cầu phát sinh không do nhu cầu sử dụng hàng hóa) làm cho hàng hóa trên thị trường trở nên khan hiếm. Sự khác biệt lớn giữa hai loại “khan hiếm” này là nguồn gốc phát sinh và tính thực tế của nhu cầu. Như vậy, tội phạm thực hiện hành vi phạm tội đầu cơ phải trong hoàn cảnh hàng hóa có sự khan hiếm và khi tồn tại sự khan hiếm trên thị trường thì các quan hệ xã hội khác có thể bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng.

    Thứ hai, tội phạm đầu cơ luôn làm cho nền kinh tế bị ảnh hưởng. Qua các cuộc khủng hoảng lương thực trong nước năm 1945 do ảnh hưởng của phát-xít Nhật, khủng hoảng năng lượng thế giới năm 1973 và các cuộc khủng hoảng tài chính lớn khác đã làm cho nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, việc sản xuất, kinh doanh, thương mại trở nên khó khăn hơn (Xem thêm: Tạp chí tài chính, “Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và những cảnh báo”). Việc pháp luật điều chỉnh giá của hàng hóa nhằm hạn chế được việc “bùng nổ cung cầu” do giá cả bị điều chỉnh đã giúp cho nền kinh tế của nước ta trở nên ổn định hơn. Tuy nhiên, các nhà lập pháp đã dự liệu việc một số chủ thể đã lợi dụng việc đầu cơ để thu lợi bất chính đối với những hàng hóa đang được Nhà nước bình ổn giá hoặc định giá trong tình hình khan hiếm, làm cho tình hình kinh tế xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đầu năm 2022, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã làm cho giá xăng dầu tăng mạnh, từ mức giá trung bình là 22.000 đồng/lít tăng đến khoảng 29.000 đồng/lít, nhiều cơ sở kinh doanh xăng dầu đã tạm ngừng kinh doanh vì lí do hết xăng dầu (xem thêm “Chiến sự Nga – Ukraine tác động tiêu cực tới ngành dầu khí Việt Nam”). Bên cạnh đó, nhiều người đã mua xăng, dầu để tích trữ trong nhà nhằm có thể tiết kiệm được chi phí đi lại trong tình hình dự đoán giá xăng dầu còn tiếp tục tăng. Trong trường hợp này, cần phải có một hoặc một số chế tài pháp luật nhằm có thể ổn định được trật tự kinh tế, xã hội là điều rất cần thiết. Khác với những tội phạm khác ở nhóm các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại, chủ thể phạm tội đầu cơ thường thực hiện hành vi phạm tội đối với các loại hàng hóa mà khi những hàng hóa đó bị khan hiếm thì tình hình kinh tế, xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

    Như vậy, không phải mọi chủ thể thực hiện hành vi đầu cơ đều phạm tội đầu cơ. Những hành vi xâm phạm đến các loại hàng hóa thuộc danh mục bình mặt hàng bình ổn giá hoặc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đầu cơ. Tội phạm đầu cơ thường làm cho nền kinh tế bị hưởng từ mức độ khu vực cho đến toàn quốc hoặc cả thế giới. Có thể nói rằng, dấu hiệu chính của Tội đầu cơ đó chính là có sự xuất hiện của tình trạng khan hiếm. Tình trạng khan hiếm diễn ra có thể làm cho chuỗi sản xuất kinh doanh bị đứt gãy, nhiều doanh nghiệp phải ngừng sản xuất. Ngoài ra, sự khan hiếm làm cho vấn đề sinh hoạt của người dân gặp nhiều khó khăn, từ đó tình trạng an ninh ngày càng trở nên trầm trọng.

    Thứ ba, tùy vào từng hoàn cảnh kinh tế mà đối tượng tác động của Tội đầu cơ có thể thay đổi. Đặc trưng của những tội xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và thương mại đó là có đối tượng tác động là hàng hóa. Mỗi tội phạm sẽ tác động trực tiếp vào từng loại hình hàng hóa nhất định. Qua từng giai đoạn phát triển kinh tế và hoàn thiện pháp luật (từng giai đoạn pháp điển hóa), đối tượng tác động của quy định về Tội đầu cơ có những thay đổi nhằm phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội. Có thể thấy rằng, qua các giai đoạn hình thành pháp luật hình sự nói chung và pháp luật về Tội đầu cơ nói riêng. Phạm vi điều chỉnh của Tội đầu cơ ngày càng được thu hẹp, từ những hành vi “mua vét nhằm thu lợi bất chính” cho đến những hành vi “mua vét có số lượng lớn nhằm thu lới bất chính và gây hậu quả nghiêm trọng” và cuối cùng là hành vi “mua vét hàng hóa thuộc danh mục hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính” tương ứng với quy định về Tội đầu cơ theo Bộ luật Hình sự 1985, Bộ luật Hình sự 1999Bộ luật Hình sự 2015. Tồn tại những hành vi mà khi áp dụng Bộ luật Hình sự  1985 thì được xác định là hành vi vi phạm pháp luật về Tội đầu cơ, tuy nhiên khi áp dụng Bộ luật Hình sự 1999 hoặc Bộ luật Hình sự 2015 thì không được xem là tội phạm. Như vậy, tùy vào từng hoàn cảnh kinh tế, các Nhà lập pháp đã có những quy định nhằm điều chỉnh hành vi phạm tội về Tội đầu cơ, qua đó có thể ổn định tình hình an ninh, xã hội và pháp triển kinh tế.

     
    1169 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận