Thứ nhất,
- Căn cứ Điểm d Khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015:
"Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ
1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
...
d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;"
- Căn cứ Khoản 5 Điều 3 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì : "5. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ là công dân đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển"
- Và Điều 32 về Công nhận binh sĩ tại ngũ: "Công dân đến 17 tuổi, có nguyện vọng phục vụ lâu dài trong Quân đội nhân dân, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, đang học tập tại nhà trường quân đội thì được công nhận là binh sĩ tại ngũ."
Như vậy, nếu bạn đang học tại trường quân đội mà theo học hệ quân sự thì bạn được xem là binh sĩ tại ngũ, đồng thời người thân bạn sẽ được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 41 nêu trên. Lưu ý là người thân bạn sẽ không thuộc diện được miễn đi nghĩa vụ (theo Khoản 2 Điều 41)
Thứ hai, tại Khoản 3 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015:
"3. Công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.
Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ."
Như vậy, nếu lý do tạm hoãn không còn, tức bạn không còn là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân thì người thân bạn vẫn có thể đi nghĩa vụ nếu đủ điều kiện