Đã có Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi các nghị định thuộc lĩnh vực xây dựng

Chủ đề   RSS   
  • #603601 28/06/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Đã có Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi các nghị định thuộc lĩnh vực xây dựng

    Chính phủ vừa ban hành Nghị định 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
     
    Theo đó, Chính phủ sửa đổi một số quy định chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc, quy hoạch đô thị và sửa chữa nhà chung như sau:
     
    da-co-nghi-dinh-35-2023-nd-cp-sua-doi-cac-nghi-dinh-thuoc-linh-vuc-xay-dung
     
    (1) Bổ sung 04 yêu cầu đối với tổ chức sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc
     
    Sửa đổi, bổ sung khoản 3, bổ sung các khoản 3a, 3b, 3c và 3d vào sau khoản 3 Điều 25 Nghị định 85/2020/NĐ-CP như sau:
     
    Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc lần đầu, thực hiện sát hạch gồm 02 phần: thi trắc nghiệm và thi vấn đáp. Thi vấn đáp được thực hiện ngay sau khi có thông báo kết quả thi trắc nghiệm đạt yêu cầu. 
     
    Cá nhân thi vấn đáp phải gắp thăm và trả lời tối đa 04 câu hỏi, mỗi câu hỏi về nội dung kiến thức và sự hiểu biết áp dụng trong hoạt động hành nghề kiến trúc phù hợp với nội dung Bộ câu hỏi sát hạch.
     
    - Việc sát hạch được thực hiện thông qua hình thức sát hạch trực tiếp hoặc sát hạch trực tuyến và phải tuân thủ yêu cầu, điều kiện quy định tại Nghị định này.
     
    - Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, phần mềm sát hạch trực tuyến phục vụ cấp chứng chỉ hành nghề:
     
    + Cơ sở tổ chức sát hạch trực tuyến phải bảo đảm yêu cầu về đường truyền internet và thiết bị kết nối, máy tính, thiết bị đầu cuối có cấu hình phù hợp để cài đặt, vận hành hệ thống phần mềm sát hạch trực tuyến; có không gian lắp đặt các trang thiết bị phục vụ giám sát thí sinh sát hạch trực tuyến;
     
    + Có giải pháp bảo đảm an toàn thông tin, lưu trữ dữ liệu điện tử và bảo mật thông tin cá nhân theo quy định khi tổ chức sát hạch trực tuyến;
     
    + Phần mềm sát hạch có khả năng dừng bài thi khi phát hiện ra vi phạm trong quá trình sát hạch; trường hợp thí sinh giải trình được do nguyên nhân khách quan, cán bộ quản lý thi cho phép thực hiện thi lại;
     
    + Phần mềm bảo đảm khả năng phục vụ sát hạch trực tuyến thông suốt trong quá trình sát hạch, có cơ chế đảm bảo tính toàn vẹn, khả năng bảo mật thông tin trước, trong và sau khi thực hiện sát hạch.
     
    - Quản lý sát hạch trực tuyến:
     
    + Việc theo dõi quá trình sát hạch được thực hiện thông qua camera của thiết bị tham dự sát hạch, phần mềm sát hạch trực tuyến và hệ thống thiết bị, màn hình giám sát tại cơ sở tổ chức sát hạch;
     
    + Cán bộ quản lý thi có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra tính phù hợp của thiết bị, khu vực thi của người tham dự trước khi sát hạch.
     
    - Tổ chức, cơ quan tổ chức sát hạch quyết định lựa chọn hình thức sát hạch phục vụ cấp chứng chỉ hành nghề; ban hành quy chế sát hạch trực tuyến, bảo đảm các yêu cầu quản lý, yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, phần mềm sát hạch trực tuyến.
     
    (2) Bổ sung Chương trình phát triển đô thị vào nguyên tắc phát triển đô thị
     
    Bổ sung Điều 3a vào sau Điều 3 Nghị định 11/2013/NĐ-CP về Chương trình phát triển đô thị như sau:
     
    - Chương trình phát triển đô thị là tập hợp các nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, dự án nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển đô thị của từng giai đoạn theo quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung đô thị, được lập cho các đối tượng sau:
     
    + Tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương;
     
    + Thành phố, thị xã thuộc tỉnh hoặc thuộc thành phố trực thuộc trung ương; thị trấn thuộc huyện;
     
    + Khu vực dự kiến hình thành đô thị mới.
     
    - Chương trình phát triển đô thị phải đáp ứng các yêu cầu sau:
     
    + Phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung đô thị; chiến lược, chương trình, kế hoạch về phát triển đô thị cấp cao hơn được duyệt; các chương trình, kế hoạch đầu tư công trung hạn và khả năng huy động nguồn lực thực tế tại địa phương;
     
    + Đồng bộ với quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, các định hướng, chiến lược, chương trình, kế hoạch của các ngành, lĩnh vực khác có liên quan đến phát triển đô thị.
     
    (3) Nhà đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được ưu đãi về miễn tiền sử dụng đất
     
    Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 9 Nghị định 100/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 49/2021/NĐ-CP) như sau:
     
    Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội không sử dụng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Nhà ở 2014 đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 6 Điều 99 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020.
     
    Để cho thuê, cho thuê mua, bán thì được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 58 của Luật Nhà ở 2014.
     
    UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định việc hoàn trả lại hoặc khấu trừ vào nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư dự án phải nộp cho Nhà nước, kể cả chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng (nếu có).
     
    Đối với trường hợp chủ đầu tư đã nộp tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất hoặc đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác mà diện tích đất đó được sử dụng để xây dựng nhà ở xã hội hoặc chủ đầu tư dự án đã nộp tiền sử dụng đất đối với quỹ đất 20%.
     
    Xem thêm Nghị định 35/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/6/2023.
     
    1995 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (14/07/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận