Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
Nghị định này gồm 11 chương với 189 Điều quy định 7 vấn đề cơ bản sau:
1. Đánh giá tác động của chính sách.
2. Thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật.
3. Công báo và niêm yết văn bản quy phạm pháp luật.
4. Dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài.
5. Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
6. Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.
7. Bảo đảm nguồn lực xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Đồng thời, để bảo đảm thi hành có hiệu quả Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Nghị định quy định một số biện pháp thực sự cần thiết thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ như: quy trình xây dựng chính sách trong lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, lập danh mục văn bản quy định chi tiết, thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật…
Nghị định 34/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2016 (cùng thời điểm có hiệu lực của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015), thay thế Nghị định 24/2009/NĐ-CP; Nghị định 91/2006/NĐ-CP; Nghị định 100/2010/NĐ-CP; Nghị định 40/2010/NĐ-CP và Nghị định 16/2013/NĐ-CP.