Đã có Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022

Chủ đề   RSS   
  • #595558 17/12/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Đã có Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022

    Tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV đã thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 ngày 10/11/2022.
     
    Theo đó, tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định một số nội dung nổi bật như nhân dân tham gia lấy ý kiến được thực hiện như sau:
     
    da-co-luat-thuc-hien-dan-chu-o-co-so-2022
     
    1. Trách nhiệm của Nhân dân trong tham gia ý kiến
     
    Nhân dân trong việc tham gia ý kiến về các nội dung ở xã, phường, thị trấn được quy định tại Điều 29 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có trách nhiệm: 
     
    Đối với Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và mọi công dân cư trú trên địa bàn có trách nhiệm tích cực tham gia ý kiến về những nội dung liên quan trực tiếp đến đời sống của cộng đồng dân cư.
     
    Bên cạnh đó các cá nhân, hộ gia đình cũng phải có trách nhiệm tham gia hoặc cử đại diện họp bàn, thảo luận, thể hiện ý kiến đối với các nội dung theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
     
    Công dân theo dõi, đánh giá, giám sát việc tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của Nhân dân trên địa bàn đối với những nội dung đã được đưa ra lấy ý kiến và quá trình tổ chức thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền đối với các nội dung này.
     
    2. Nội dung Nhân dân tham gia ý kiến
     
    Khi tham gia ý kiến tại địa phương thì nội dung mà Nhân dân sẽ tham gia trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định được quy định tại Điều 25 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 bao gồm:
     
    - Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã; phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất; đề án định canh, định cư, vùng kinh tế mới và phương án phát triển ngành, nghề của cấp xã.
     
    - Dự thảo quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và phương án điều chỉnh; việc quản lý, sử dụng quỹ đất được giao cho UBND cấp xã quản lý.
     
    - Chủ trương, chính sách đầu tư, xây dựng, đất đai, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường, đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án di dân, tái định canh, dự án có quy mô di dân, tái định canh, định cư lớn, dự án có tác động xấu đến môi trường.
     
    - Dự thảo đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính, thôn, tổ dân phố, ghép cụm dân cư.
     
    - Dự thảo quyết định hành chính của UBND cấp xã có liên quan đến lợi ích cộng đồng.
     
    - Dự thảo nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng xã, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn.
     
    - Dự thảo quy chế về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; dự thảo quy chế thực hiện dân chủ trong từng lĩnh vực, nội dung hoạt động cụ thể.
     
    - Dự thảo quyết định hành chính có nội dung xác lập nghĩa vụ hoặc làm chấm dứt, hạn chế quyền, lợi ích của đối tượng thi hành là công dân trên địa bàn cấp xã.
     
    - Các nội dung khác theo quy định của pháp luật, quy chế, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã.
     
    3. Hình thức Nhân dân tham gia ý kiến
     
    Về hình thức Nhân dân tham gia ý kiến cũng được quy định cụ thể tại Điều 26 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022. Theo đó, có 07 hình thức Nhân dân tham gia ý kiến bao gồm:
     
    (1) Hội nghị trao đổi, đối thoại giữa UBND cấp xã với Nhân dân.
     
    (2) Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư.
     
    (3) Phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình.
     
    (4) Thông qua hòm thư góp ý, đường dây nóng (nếu có).
     
    (5) Thông qua Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở.
     
    (6) Thông qua cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của chính quyền địa phương cấp xã;
     
    (7) Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật, bảo đảm phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại cấp xã, tại thôn, tổ dân phố.
     
    (8) Tổ chức đối thoại, lấy ý kiến công dân là đối tượng thi hành đối với nội dung quy định tại khoản 8 Điều 25 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022.
     
    Tùy theo nội dung, tính chất, yêu cầu của việc lấy ý kiến Nhân dân, khả năng, điều kiện đáp ứng thực tế của địa phương và phù hợp với quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, UBND cấp xã quyết định lựa chọn một hoặc một số hình thức nêu trên để tổ chức lấy ý kiến Nhân dân. 
     
    Trường hợp pháp luật có quy định về việc áp dụng hình thức, cách thức tổ chức cụ thể để lấy ý kiến của Nhân dân về nội dung nhất định thì việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến tham gia của Nhân dân thực hiện theo quy định đó.
     
     
    804 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/12/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận