Cưỡng ép bắt viết giấy vay nợ

Chủ đề   RSS   
  • #427036 10/06/2016

    duongdaivn

    Sơ sinh

    Ninh Bình, Việt Nam
    Tham gia:10/06/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cưỡng ép bắt viết giấy vay nợ

    Xin chào danluat.thuvienphapluat.vn

    Mình có vấn đề xin được anh chị em giúp đỡ.

    Sự việc diễn ra như sau.

    Tháng 10 năm 2013 em có chung vốn làm ăn với một người bạn. Mỗi người góp vốn 15 triệu để mua một trang webgame của trung quốc.

    Sau một thời gian làm ăn cả hai đã thu lại vốn và có thêm một chút lời.

    Sau đó cả hai không làm nữa.

    Nhưng đến tháng 5 năm 2014 anh bạn này thuê một số người cưỡng ép em ký vào giấy vay nợ do anh ấy viết trước số tiền 60 triệu đồng.

    Sau khi sự việc diễn ra em đã lên cơ quan công an trình báo. 

    sau 2 nămTức tháng 5 năm 2016 có người lại mang giấy vay nợ này bắt em phải trả số tiền 60 triệu nếu không sẽ tìm cách giết cả gia đình. . sau khi sự việc này em có lên cơ quan công an trình báo nhưng họ nói là không giải quyết cho em và bảo em đến nơi anh ta ở để trình báo mặc dù đã biết họ luôn rình rập em ở nơi cơ quan công an nơi anh ta ở.

    Vậy em xin được sự tư vấn của các anh chị

     
    5617 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #431189   19/07/2016

    ThaoLaiLai
    ThaoLaiLai

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2016
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Sau khi đọc được câu hỏi của bạn tôi xin đưa ra một số ý kiến tư vấn như sau:

    Thứ nhất, Giao dịch này có thể xem là giao dịch dân sự vô hiệu bởi nó không đáp ứng được các yêu cầu về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định tại điều 117 BLDS 2015.

    Tháng 5/2004 người này đã ép bạn kí vào giấy vay nợ với số tiền là 60 triệu đồng. Do đó, sự kí kết của bạn là hoàn toàn bị cưỡng ép không đáp ứng điều kiện: Chủ thể tham gia vào giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện( theo quy định tại điểm b, khoản 1, điều 117 BLDS 2015).

    Bởi vậy, sự việc kí kết vào giấy vay nợ của bạn được khẳng định là vô hiệu và được xử lý theo quy định tại điều 131 BLDS 2015 -Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu.

    1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

    2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

    Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

    3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

    4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

    5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

    Tuy nhiên, để chứng tỏ cho việc bị cưỡng ép bạn nên đưa ra một số bằng chứng như: có người chứng kiến không?, sự việc diễn ra ở đâu? hay có gì làm bằng chứng không?
    Thứ 2, trong quá trình buộc bạn phải kí kết vào giấy vay nợ, anh bạn kia đã có hành vi cưỡng ép bạn. Như vậy, bạn có thể khởi kiện anh ta về hành vi cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại điều 135 BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

    1. Người nào  đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười  năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Trong trường hợp của bạn, những người có hành vi cưỡng ép đe dọa bạn hoàn toàn có đầy đủ năng lực hành vi, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, do đó có yếu tố chủ quan khi họ hành động hành vi này được xem là có lỗi cố ý. 

    Về mặt khách quan, rõ ràng những người này đã có hành động, cử chỉ đe dọa bạn, cưỡng ép bạn phải kí vào giấy vay nợ. Điều đó chứng tỏ họ đã đe dọa sẽ dùng vũ lực trong tương lai nếu không thỏa mãn được yêu cầu chiếm đoạt. Tất cả những hành động uy hiếp, đe dọa của họ đều nhằm một mục đích duy nhất đó chính là cưỡng đoạt được tài sản. Do đó, bạn có thể tố cáo hành vi trên về tội cưỡng đoạt tài sản, theo đó bạn nên làm đơn gửi cho các cơ quan công an, viện kiểm sát hoặc các cơ quan tổ chức có thẩm quyền khác.

    Ngoài ra, ngay sau khi bị cưỡng ép kí kết bạn cũng đã có trình báo với cơ quan công an nhưng họ không giải quyết như vậy có thể do bạn chưa cung cấp đầy đủ hồ sơ, hoặc do chưa có đủ chứng cứ nhưng cơ quan công an sẽ yêu cầu bạn đáp ứng đủ. Còn khi bạn đã trình báo mà không nhận được bất cứ phản hồi nào từ cơ quan công an thì bạn có thể khiếu nại hành vi này lên cơ quan cấp trên trực tiếp.

    Trên đây là những tư vấn của tôi để bạn có thể tham khảo. Chúc bạn nhanh chóng giải quyết được vấn đề của mình.

    Cập nhật bởi ThaoLaiLai ngày 20/07/2016 09:12:36 SA gõ sai
     
    Báo quản trị |