Cưỡng chế thi hành án pháp nhân thương mại: Giao cơ quan nào là phù hợp?

Chủ đề   RSS   
  • #518037 12/05/2019

    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Cưỡng chế thi hành án pháp nhân thương mại: Giao cơ quan nào là phù hợp?

    Tại Dự thảo Luật Thi hành án hình sự THAHS (sửa đổi), nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc chuyển thẩm quyền thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại cho cơ quan thi hành án dân sự. THAHS đối với pháp nhân thương mại là một nội dung rất khó, hoàn toàn mới, thiếu cơ sở để tổng kết, đánh giá tác động. Tuy nhiên, các quy định tại dự thảo Luật hiện nay khá chung chung, chủ yếu mới dừng lại ở sự phân công mà chưa lường được hết các tình huống sẽ xảy ra trong thực tiễn.
     
    “Tại Điều 173, 177, 180, 184, 189 của dự thảo quy định trường hợp pháp nhân thương mại không chấp hành án thì sẽ xem xét, ra quyết định cưỡng chế hoặc báo cáo người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế, nhưng trong dự thảo không quy định thời gian để các pháp nhân thương mại tự nguyện thi hành là bao lâu và ai là người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế trong trường hợp này”
     
    Đối với pháp nhân bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động thì hậu quả pháp lý của pháp nhân có tồn tại hay không? Việc thi hành hình phạt đối với pháp nhân thương mại sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực với các bên liên quan, như bảo đảm quyền lợi của người lao động, thanh toán các khoản nợ cho các bên liên quan… thì được giải quyết như thế nào? Thủ tục và nội dung cưỡng chế thi hành các hình phạt được thực hiện như thế nào?
     
    Việc quy định không đầy đủ, không khoa học, không cụ thể các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại xem như việc sửa đổi Luật chưa đạt được mục đích đề ra.
     
    Nên chuyển thẩm quyền THAHS đối với pháp nhân thương mại cho cơ quan THADS bởi một số lý do. Thứ nhất, theo ĐB, hình phạt đối với pháp nhân thương mại bao gồm đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực, phạt tiền, cấm huy động vốn và một số biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại. Tôi cho rằng thực chất của các hình phạt nêu trên đối với pháp nhân thương mại mang tính chất hành chính dân sự, hay nói cách khác nó nâng cấp của hình phạt về hành chính dân sự, không phải là hình phạt tù. Do vậy, giao cho cơ quan THAHS tổ chức thi hành các hình phạt này không thực sự là phù hợp.
     
    1585 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận