Cưởng bức lao động

Chủ đề   RSS   
  • #520253 09/06/2019

    mtri12

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Cưởng bức lao động

    tôi làm tài xế cho một người Hàn Quốc

    một tháng phải làm 28 ngày

    vậy tôi có bị cưởng bức lao động không ?

    và nếu có thì kiện bằng cách nào ?

    xin cám ơn.

     
    1760 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mtri12 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #520391   10/06/2019

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Căn cứ theo quy định điều 104 Bộ Luật lao động năm 2012 như sau:

    “Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường

    1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

    2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .

    Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.

    3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành”.

    Như vậy theo quy định trên thì thời gian làm việc bình thường của người lao động tối đa không quá 8 giờ/ ngày và nếu làm việc theo tuần thì thời giờ làm việc tối đa không quá 10 giờ/ ngày. Tuy nhiên, tổng thời gian làm việc trong tuần không quá 48 giờ.

    Bên cạnh đó, thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hướng dẫn cụ thể tại Điều 3 Nghị định 45/2013/NĐ-CP như sau:

    “Điều 3. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương 

    1. Nghỉ trong giờ làm việc theo quy định tại Điều 5 Nghị định này. 

    2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc. 

    3. Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người”.

    Theo quy định trên, thời giờ làm việc bình thường bao gồm cả thời gian nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ giải lao. Về thời giờ làm thêm thì căn cứ theo quy định tại Điều 106 Bộ luật lao động 2012 như sau:

    “Điều 106. Làm thêm giờ.

    b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm”.

    Như vậy theo quy định trên thì thời giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày, không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm.

    Quy định về thời giờ làm việc một ngày của người lao động cần thực hiện đúng theo quy định của pháp luật hiện hành. Và bạn đối chiếu với trường hợp cụ thể để xác định người chủ sử dụng lao động có tuân thủ quy định này và các thỏa thuận khác hay không. Nếu người sử dụng lao động không thực hiện đúng như trên bạn có thể yêu cầu trực tiếp thực hiện đúng quy định hoặc bạn có thể làm đơn gửi đến Phòng lao động thương binh và xã hội nơi người sử dụng lao động có trụ sở hoặc cư trú để họ giải quyết. Sau đó, nếu không đồng ý với kết quả thì bạn có thể khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi công ty bạn có trụ sở chính để yêu cầu theo quy định của pháp luật.

    Các thông tin bạn cung cấp chưa thể khẳng định việc người chủ sử dụng lao động có hành vi cưỡng bức lao động vì tại Điểm 10 Khoản 3 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định:"Cưỡng bức lao động" là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ.

    Căn cứ Điều 297 Bộ luật hình sự năm 2015 Tội cưỡng bức lao động được quy định:

    1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%...

    Trong thực tế hiện nay, việc cưỡng bức lao động mới dừng lại ở phạm vi xử lý hành chính. Bộ luật lao động 2012 nghiêm cấm hành vi cưỡng bức lao động nhưng chưa được xử lý đúng mức. Mặt khác, việc quy định tội danh này nhằm luật hóa Công ước về lao động cưỡng bức của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) mà Việt Nam đã phê chuẩn đồng thời bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

    Cập nhật bởi thanhtungrcc ngày 10/06/2019 11:32:00 SA

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/06/2019)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;